Các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân, tổ chức lâm vào tình thế bất lợi đó, tuy nhiên, không phải trường hợp nào mà các cơ quan nhà nước cũng biết ngay. Khi đó, để được sự trợ giúp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải có đơn cầu cứu khẩn cấp gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn cầu cứu khẩn cấp là gì?
Đơn cầu cứu khẩn cấp là văn bản do cá nhân hoặc tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết kịp thời các bất cập mà cá nhân, tổ chức đó gặp phải.
Đơn cầu cứu khẩn cấp dùng để thể hiện mong muốn của cá nhân, tổ chức được giải quyết cá tình tiết bất lợi mà người làm đơn gặp phải.
2. Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…., ngày…tháng…năm…
ĐƠN CẦU CỨU KHẨN CẤP
(V/v: Đề nghị giải quyết tình trạng….)
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân tỉnh………
– Ông…… – Chủ tịch Ủy ban tỉnh……
(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác như Chủ tịch nước, Quốc hội, Sở/Bộ Tài nguyên và môi trường,… tùy thuộc vào việc mà muốn trình bày cụ thể là gì cũng như mức độ nghiêm trọng và yêu cầu giải quyết cụ thể mà đưa ra, nếu có)
– Căn cứ …;
– Căn cứ tình hình thực tiễn (khu vực)…… (Ghi tên khu vực)
Tên tôi là:… Sinh ngày…. tháng…… năm…(ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cước công dân)
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):….(Ghi theo Chứng minh nhân dân)
Địa chỉ thường trú:…(ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay … (ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại liên hệ: ……
(ghi số điện thoại đang sử dụng)
Với vai trò là người đại diện của những đối tượng sau (nếu có) theo
1./Ông/Bà:………. Sinh năm:…(ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cước công dân)
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…….(Ghi theo Chứng minh nhân dân)
Địa chỉ thường trú:…(ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay ……(ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
2./Ông/Bà:…. Sinh năm:……(ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cước công dân)
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…….(Ghi theo Chứng minh nhân dân)
Địa chỉ thường trú:…(ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay ……(ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
3./… (Liệt kê những đối tượng cùng làm đơn này với bạn)
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:…(ghi tên công ty theo Giấy đăng ký kinh doanh)
Địa chỉ trụ sở chính:…… (ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Giấy CNĐKDN số:…. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./…….. ( ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh)
Số điện thoại:…….. Số Fax:…
Người đại diện theo pháp luật:……..
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……
Chức vụ:……(ghi chức vụ của người đại diện)
Địa chỉ thường trú:…… (ghi theo sổ hộ khẩu, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Chỗ ở hiện nay ……(ghi nơi ở, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại liên hệ: ……
Căn cứ đại diện:…
Xin trình bày sự việc như sau:
……
(Trình bày thông tin sự việc mà bạn muốn phản ánh tới chủ thể có thẩm quyền, từ đó dẫn dắt đến lý do khiến các chủ thể làm đơn, đây có thể là việc các chủ thể có thẩm quyền tại địa phương không giải quyết những hành vi vi phạm/không có động thái xử lý/… gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân/các chủ thể làm đơn… Cần căn cứ vào việc cần phản ánh cụ thể để trình bày sao cho thuyết phục, để làm chủ thể nhận đơn có nhìn nhận theo hướng nhìn nhận của người làm đơn về sự việc, từ đó tạo tiền đề để bạn đưa ra việc giải quyết/chấm dứt tình trạng trên,…)
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà xem xét tình trạng trên và có những biện pháp giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của…………. Cụ thể, để tránh tiếp diễn tình trạng trên/gây hậu quả……… ( bạn đưa ra những bất lợi nếu sự việc không được giải quyết) tôi đề nghị Ông/Bà/Quý cơ quan xem xét, tiến hành:
1./……..
2./………. (Đưa ra đề nghị, kèm theo đó là tác dụng của chúng nếu chúng được chấp nhận thực hiện,…)
Tôi xin cam đoan với Ông/Bà/Quý cơ quan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan xem xét và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý tình trạng trên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp,………… của…………
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Ông/Bà/Quý cơ quan những văn bản, tài liệu, chứng cứ sau:…….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng các văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Thủ tục xử lý đơn kêu cứu khẩn cấp của nhân dân tại các cơ quan nhà nước:
Khi công dân mang đơn kêu cứu khẩn cấp theo các giấy tờ nhân thân và hồ sơ liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại phòng nơi tiếp công dân.
Người tiếp công dân đón tiếp, xác định nhân thân của người có đơn kêu cứu khẩn cấp; xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu do công dân trình bày, cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.
– Khi người nộp đơn có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.
– Nếu nội dung đơn đơn kêu cứu khẩn cấp không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
– Trường hợp không có đơn kêu cứu khẩn cấp thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật…
Bước phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân: Người tiếp công dân thực hiện việc phân loại, xử lý, chuyển nội dung phản ánh, kiến nghị đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc
– Đơn kêu cứu khẩn cấp đã được thụ lý để giải quyết;
– Từ chối đơn kêu cứu khẩn cấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
– Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đơn kêu cứu của cá nhân, tổ chức nhằm tố giác tội phạm, thì đơn kêu cứu được giải quyết theo thủ tục tiếp nhận tin tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ tục giải quyết đơn cầu cứu khẩn cấp sẽ được giải quyết theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”