Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu đơn cam kết hạn mức đất ở và hướng dẫn cách viết.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hạn mức đất ở và các loại hạn mức đất ở:
Đất ở là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, gắn liền với nhu cầu và quyền sử dụng đất của người dân. Thực tế, trong đời sống, đất ở (đất thổ cư) là loại đất phổ biến, phục vụ nhu cầu xây dựng nhà cửa, cư trú, sinh hoạt của người dân. Khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở, người dân sẽ được phép xây dựng nhà cửa ở trên đất. Xét trong thực tiễn đời sống ngày càng phát triển, diện tích đất ở ngày càng bị thu hẹp, thì nhu cầu sử dụng đất ở của người dân ngày càng lớn.
Quỹ đất của Nhà nước là có giới hạn, và đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Do đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở cho người dân, Nhà nước luôn đưa ra quy định về hạn mức đất ở.
Về cơ bản, có thể hiểu, hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở. Ở từng địa phương, hạn mức đất ở mà Nhà nước quy định là khác nhau. Theo đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, Nhà nước sẽ căn cứ vào hạn mức đất ở để thực hiện. Nhiều câu hỏi được đặt ra, là khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, thì phần diện tích đất ở chỉ được nằm trong khuôn khổ hạn mức, hay có được hơn không? Câu trả lời là có.
Ví dụ: Hạn mức đất ở của tỉnh A là 200m2. Chị Nguyễn Thị M có mong muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với phần đất của mình. Diện tích đất của chị là 500m2. Lúc này, nếu chị M vẫn đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì dù có quá hạn mức đất ở, chị M vẫn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của mình. Phần diện tích đất này được gọi là đất được cấp vượt hạn mức.
Liên quan đến đất ở, có hai loại hạn mức: Hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất ở.
+ Ta có thể hiểu, hạn mức công nhận đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
+ Hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở Nhà nước giao đất cho người dân thông qua quyết định giao đất.
2. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất ở:
Hạn mức đất ở có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực tiễn sử dụng đất của người dân, cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước. Cụ thể như sau:
+ Ở từng tỉnh thành, phần hạn mức đất ở mà Nhà nước quy định là khác nhau. Lúc này, quy định về hạn mức đất ở chính là cơ sở, căn cứ để người sử dụng đất dựa vào, xác định xem đất của mình có nằm trong hạn mức đất ở hay không. Hoặc trong trường hợp muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cũng dựa vào hạn mức đất ở để xác định xem tổng diện tích đất mà Nhà nước cho phép cấp.
+ Hạn mức đất ở mà Nhà nước đưa ra là cơ sở, căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý hoạt động sử dụng đất đai của người dân. Hạn mức mà Nhà nước đưa ra là “hàng rào” để diện tích đất ở được sử dụng đạt ở ngưỡng quản lý được, tránh trường hợp lãng phí, lạm phát. Như đã nói, quỹ đất của Nhà nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đất ở chỉ được xem là một loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp. Nếu diện tích đất ở không được quy định hạn mức, sẽ xảy ra tình trạng sử dụng đất bừa bãi, xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tràn lan; cán cân điều chỉnh các lĩnh vực trong đời sống xã hội không được đảm bảo. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn trong việc phát triển không đồng đều của nền kinh tế xã hội. Sâu xa hơn, đây sẽ là căn nguyên gây ra tình trạng rối loạn trật tự xã hội. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng và xã hội nói chung không thể đạt hiệu quả tối ưu nhất.
3. Mẫu đơn cam kết hạn mức đất ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
GIẤY CAM KẾT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………..
Tôi tên: ……… Sinh năm: ……
CMND số:…… Ngày cấp: ……Tại ………
Mã số thuế: ……
Điện thoại liên hệ:……
Là chủ hộ gia đình (cá nhân) đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
Hiện cư ngụ tại……
Tôi có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với đất ở đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận (xin chuyển mục đích sử dụng đối với đất đang sử dụng không phải đất ở sang đất ở), đối với diện tích đất ……. m2 , thuộc thửa đất số: ……, tờ bản đồ số:…… Địa chỉ thửa đất: ……Theo quy định hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất ở thì được lựa chọn một thửa đất để xác định diện tích đất ở trong hạn mức sử dụng đất ở. Tôi xin chọn thửa đất nêu trên khi xác định tiền sử dụng đất được tính theo trường hợp đất ở trong hạn mức sử dụng đất ở.
Tôi cam kết đến thời điểm này, ngoài thửa đất nêu trên, tôi không chọn thửa đất nào khác khi xác định tiền sử dụng đất được tính theo trường hợp đất ở trong hạn mức sử dụng đất ở.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin nêu trên, nếu có gì sai trái tôi sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày …… tháng …… năm …….
NGƯỜI CAM KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
………..
4. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn cam kết hạn mức đất ở:
Đơn cam kết hạn mức đất ở là văn bản do người sử dụng đất viết. Trong đơn, người sử dụng đất sẽ cam kết về việc tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về hạn mức đất ở. Tức phần diện tích đất ở mà họ sử dụng không vượt quá quy định mà Nhà nước đưa ra.
Trong thực tiễn, ở từng địa phương, từng hình thái khu vực mà hạn mức đất ở là khác nhau. Ta có hạn mức đất ở tại nông thôn, hạn mức đất ở tại thành thị. Nhà nước quản lý rất chặt chẽ về vấn đề hạn mức đất ở, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Chính vì vậy, đơn cam kết hạn mức đất ở chính là cơ sở xác minh tính tuân thủ các quy định mà Nhà nước đưa ra của người dân. Khi làm đơn cam kết hạn mức đất ở, người dân cũng nắm bắt được những thông tin liên quan đến hạn mức đất ở mà mình cần phải đảm bảo (đây là cơ sở để người dân nắm rõ quy định của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai). Đồng thời, đây cũng là cơ sở, căn cứ để trong trường hợp người dân vi phạm hạn mức đất ở, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa vào, đưa ra phương hướng xử lý giải quyết sao cho phù hợp nhất.
Khi viết mẫu đơn cam kết hạn mức đất ở, người sử dụng đất cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Về hình thức: Đơn cam kết hạn mức đất ở phải có đầy đủ các phần mục của một lá đơn thông thường. Bao gồm: Quốc hiệu tiêu ngữ; ngày tháng năm làm đơn; tên đơn; thông tin của người làm đơn; nội dung cam kết; ký và xác nhận… Đảm bảo về hình thức của lá đơn là công việc đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà người sử dụng đất cần phải đảm bảo thực hiện.
– Về nội dung: Nội dung của đơn cam kết hạn mức đất ở phải có đầy đủ các thông tin như sau:
+ Đơn cam kết phải có đối tượng nhận đơn. Ở phần mục “kính gửi”, người viết phải ghi rõ cơ quan, tổ chức nhận đơn.
+ Trong đơn, người viết phải cung cấp đầy đủ thông tin của mình: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Căn cước công dân, địa chỉ cư trú. Những thông tin này là cơ sở để cơ quan Nhà nước dựa vào, xác định chủ thể làm đơn, từ đó kiểm tra và đưa ra phương hướng giải quyết.
+ Người làm đơn phải trình bày đầy đủ các thông tin liên quan đến đất ở của mình. Sau những nội dung trình bày về đất, người sử dụng đất phải cam kết về việc tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước về hạn mức đất ở.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: