Thành viên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) và có văn bản rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng là gì?
- 2 2. Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định về rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng:
1. Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng là gì?
Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện Lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN.
Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng là mẫu văn bản được lập ra để gửi đến ngân hàng nhà nước đề nghị về việc rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, lý do xin rút…
Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng thể hiện nguyện vong của đơn vị muốn rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng gửi tới ngân hàng nhà nước để được xét duyệt đề nghị này.
2. Mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng chi tiết nhất:
<Tên thành viên>
——-
Số: /CV
V/v rút khỏi Hệ thống TTLNH.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐỀ NGHỊ RÚT KHỎI HỆ THỐNG THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Mã đơn vị(1) … Tên đơn vị: …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …Fax: …Email: …
Số tài khoản thanh toán (Việt Nam đồng) mở tại NHNN:
Số tài khoản thanh toán Đô La Mỹ (USD) mở tại NHNN:
Số tài khoản thanh toán Euro (EUR) mở tại NHNN:
Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (Ghi rõ loại đồng tiền) mở tại SGD NHNN:
Đề nghị được rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Lý do: …
Danh sách các đơn vị đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH
STT | Tên Thành viên/ Đơn vị thành viên | Mã ngân hàng | Loại thành viên (Trực tiếp/Gián tiếp) (2) | Chuyển sang Thành viên gián tiếp (dành cho Đơn vị thành viên trực tiếp(3)) | Hoàn toàn rút khỏi Hệ thống TTLNH(4) |
1 | |||||
… |
Ngày dự kiến rút khỏi hệ thống:
Đề nghị Quý cơ quan xem xét, chấp thuận.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng chi tiết nhất:
(1); Theo Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN.
(2): Ghi rõ loại thành viên đang tham gia hệ thống TTLNH.
(3): Đánh dấu X khi Đơn vị thành viên có yêu cầu chuyển sang Thành viên gián tiếp.
(4): Đánh dấu X Khi Thành viên, Đơn vị thành viên, Thành viên gián tiếp rút hoàn toàn khỏi Hệ thống TTLNH.
4. Một số quy định về rút khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng:
Ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quy định tại Điều 41 Thông Tư 37/2016/TT-NHNN như sau
Thứ nhất, Khi có nhu cầu ngừng một hoặc một số dịch vụ gửi Lệnh thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước Trung ương gửi văn bản đăng ký ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán theo Mẫu số TTLNH-27 đến đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng qua mạng máy tính.
Thứ hai, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 40 Thông tư này; đơn vị thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 40 Thông tư này cho đến khi thành viên đảm bảo các yêu cầu định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 40 Thông tư này và đơn vị thành viên đảm bảo các yêu cầu về quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 40 Thông tư 37/2016/TT-NHNN.
Thứ ba, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên, đơn vị thành viên để xảy ra sự cố kỹ thuật làm gián đoạn Hệ thống thanh toán liên ngân hàng tại đơn vị, qua các giai đoạn sau:
– Gián đoạn quá 04 lần trong 01 tháng thì bị tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày vi phạm;
– Gián đoạn quá 11 lần trong 01 quý thì bị tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể 10 ngày vi phạm;
– Gián đoạn quá 19 lần trong 01 năm thì bị tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán trong vòng 01 tháng kể từ ngày vi phạm.
Thứ tư, Trong trường hợp thành viên, đơn vị thành viên bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của thành viên, đơn vị thành viên đó.
Thứ năm, Khi có sự thay đổi về thông tin ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của các thành viên, đơn vị thành viên, đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ sau, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên trong các trường hợp sau:
+Kho bạc Nhà nước không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 27 Thông tư 37/2016/TT-NHNN thì đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng sử dụng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp của Kho bạc Nhà nước cho đến khi trả đủ số tiền quyết toán bù trừ còn thiếu;
+Thành viên không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ vào thời điểm Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn từ 02 lần trở lên trong 01 tháng, đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng 01 tháng sử dụng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp của thành viên;
+Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 28 Thông tư 37/2016/TT-NHNN thì trong trường hợp tài khoản thành viên không đủ số tiền để trích nợ đúng hạn, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp của thành viên đó cho đến ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày thành viên đó gửi đủ số tiền được phân bổ cho Sở Giao dịch. Đồng thời Sở Giao dịch theo dõi số dư tài khoản thanh toán của thành viên đó mở tại Sở Giao dịch và tiếp tục thực hiện trích nợ đủ số tiền phân bổ chưa thanh toán cộng thêm phần lãi với lãi suất bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng.
+Thành viên để xảy ra thiếu tiền trả dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn dẫn đến các thành viên khác phải chia sẻ, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp của thành viên đó. Thời gian tạm dừng dịch vụ là 6 tháng kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Như vậy, để Để được sử dụng dịch vụ trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, đơn vị thành viên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng phải đảm bảo trước khi sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi qua mạng máy tính hoặc nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước bằng văn bản về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán liên ngân hàng có xác nhận của Sở Giao dịch trong trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp.
Chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên, thành viên gián tiếp Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quy định tại Điều 41 Thông Tư 37/2016/TT-NHNN như sau
Thành viên, đơn vị thành viên, thành viên gián tiếp chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên, thành viên gián tiếp khi:
Thành viên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) và có văn bản rút khỏi hệ thống (Mẫu số TTLNH-02) gửi qua mạng máy tính hoặc nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH).
Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị giải thể, phá sản, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
Khi tài khoản thanh toán bằng Đồng Việt Nam tại Sở Giao dịch của thành viên bị đóng.
Đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng sau khi nhận được văn bản đề nghị rút khỏi Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, thực hiện tạm dừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán của thành viên, đơn vị thành viên theo đề nghị, đồng thời có văn bản gửi Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thành viên, đơn vị thành viên mở tài khoản thanh toán để phối hợp thực hiện việc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có).
Như vậy, sau khi có sự chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên, thành viên gián tiếp Hệ thống thanh toán liên ngân hàng thì đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Để ngân hàng nhà nược còn hợp thực hiện việc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có).
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 37/2016/TT-NHNN.