Khi nhận thấy có đầy đủ căn cứ để chuyển vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chuyển vụ án hình sự. Vậy mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự là gì?
Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự là mẫu quyết định được ban hành khi có căn cứ về việc chuyển vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự nêu rõ thông tin về ề quyết định khởi tố vụ án hình sự, thông tin của người ra quyết định rút vụ án để điều tra, nội dung của quyết định rút vụ án để điều tra…
Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự là mẫu quyết định được dùng để quyết định về việc chuyển vụ án hình sự. Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự là căn cứ để cơ qua có thẩm quyền tiến hành chuyển vụ án hình sự và để tiếp tục điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
………………………..
………………………
_____________
Số:………………..
……, ngày ……… tháng ………. năm………
ĐỀ NGHỊ
RA QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi: ………..(1)
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: ……….. ngày …….. tháng ……. năm ….của….. ..đối với vụ án hình sự……(2)
xảy ra tại:….(3)
Căn cứ(*): (4)
Sau khi xác định vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan…….. Để đảm bảo thẩm quyền điều tra vụ án, Căn cứ các điều 36, 163 và 169 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan……….đề nghị Viện kiểm sát……..ra Quyết định chuyển vụ án hình sự……. đến Cơ quan…… để tiếp tục điều tra.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị này, Viện kiểm sát …… có trách nhiệm ra Quyết định chuyển vụ án hình sự theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Hồ sơ 02 bản.
………….
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền quyết định khởi tố vụ án hình sự( số quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngày, tháng, năm)
(3): Điền nơi đã xảy ra vụ án
(4): Điền căn cứ đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự
4. Quy định của pháp luật về chuyển vụ án hình sự:
Pháp luật đã quy định về vấn đề chuyển vụ án hình sự trong một số trường hợp nhất định, việc chuyển vụ án hình sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục điều tra vụ án theo quy định của pháp luật, theo đó Tại Điều 29 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành quy định về chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền; nhập, tách vụ án hình sự, cụ thể:
” Điều 29. Chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền; nhập, tách vụ án hình sự
1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản gửi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền, kèm theo các tài liệu xác định thẩm quyền điều tra để trao đổi về việc chuyển hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản trả lời. Tùy từng trường hợp, việc chuyển vụ án được xử lý như sau:
a) Trường hợp Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra thì Cơ quan điều tra đang điều tra có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền;
b) Trường hợp Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra không nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra thì phải có văn bản nêu rõ lý do; nếu lý do không có căn cứ thì Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải tiếp nhận hồ sơ vụ án khi có quyết định chuyển vụ án của Viện kiểm sát; nếu lý do không nhất trí do tranh chấp về thẩm quyền điều tra, thì Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án phối hợp cùng Viện kiểm sát cùng cấp báo cáo, đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết về thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp Viện kiểm sát chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền thì Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án có trách nhiệm phối hợp cùng Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án thực hiện yêu cầu, quyết định chuyển vật chứng (nếu có) và quyết định khác của Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
3. Trường hợp có căn cứ để nhập, tách vụ án hình sự theo quy định tại Điều 170, Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trao đổi, thống nhất trước khi ra quyết định. Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện nhập, tách vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập, tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra”
– Cơ quan điều tra vụ án trao đổi, thống nhất với viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản gửi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền, kèm theo các tài liệu xác định thẩm quyền điều tra để trao đổi về việc chuyển hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền kể từ khi có căn cứ xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình ( trong thời hạn là ba ngày). Sau đó, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản trả lời ( trong thời hạn năm ngày)
– Tuy nhiên trong từng trường hợp, việc chuyển vụ án được xử lý theo quy định của pháp luật, theo đó:
+ Trường hợp 1: Cơ quan điều tra đang điều tra có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền nếu trong trường hợp Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: Nếu cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra nhưng không nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra thì sẽ phải nêu rõ lý do trong văn bản đó, tuy nhiên nếu lý do không có căn cứ thì Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải tiếp nhận hồ sơ vụ án khi có quyết định chuyển vụ án của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu lý do không nhất trí do tranh chấp về thẩm quyền điều tra, thì Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án phối hợp cùng Viện kiểm sát cùng cấp báo cáo, đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết về thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 166
– Tại Điều 169
– Trong trường hợp chuyển vụ án trong phạm vi tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương, thẩm quyền chuyển vụ án để điều tra thuộc về Viện kiểm sát cùng cấp. Theo đó, trong trường hợp chuyển vụ án để điều tra khi Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện đã thể hiện rất rõ về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong
Việc chuyền vụ án đề điều tra là một trong những quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ chuyển vụ án để điều tra là cơ sở để vụ án đó tiếp tục được đưa ra điều tra, cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục tiến hành những trình tự, thủ tục về việc điều tra vụ án trước khi đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015
+ Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành