Để được gia hạn thì cần phải thực hiện nộp đơn đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu đơn gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm là gì?
Mẫu đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm là mẫu đơn đề nghị được cá nhân, cơ quan, tổ chức lập ra để đề nghị về việc gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm. Nguồn tin về tội phạm được biết đến là hoạt động tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
Mẫu đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm được cá nhân, cơ quan, tổ chức lập ra để đề nghị về việc gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm. Mẫu đề nghị là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm. Mẫu đề nghị nêu rõ nội dung đề nghị… Mẫu đề nghị được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
…
….
Số: ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày ….. tháng ….. năm….
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
THỜI HẠN KIỂM TRA, XÁC MINH NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
Kính gửi: ….
Ngày ….tháng …. năm …. Cơ quan ….
tiếp nhận, giải quyết (1) …. Của (2):
Nội dung (1) ….
Do tính chất phức tạp của vụ việc (3): ….
Xét cần thiết cho việc kiểm tra, xác minh;
Căn cứ Điều 36/Điều 39/Điều 40 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan ….
Đề nghị Viện kiểm sát ….
Gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh (1) …. kể từ ngày …. tháng …….. năm …. đến ngày ….tháng … năm …. đối với vụ việc trên.
Nơi nhận: ………
– Như trên;
– Hồ sơ 02 bản.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
(1) Ghi rõ: Tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
(2) Nếu là tố giác, tin báo về tội phạm của cá nhân thì ghi rõ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú. Nếu là kiến nghị khởi tố hoặc tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng thì ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin về tội phạm;
(3) Ghi rõ tính chất phức tạp của vụ việc cần gia hạn kiểm tra, xác minh.
3. Một số quy định về gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
3.1. Gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
Căn cứ để gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm được quy định tại Điều 147
Nếu cơ quan được giao nhiệm vụ có thẩm quyền kiểm tra xác minh nguồn tin tội phạm xác định về vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng cũng được quy định tại Điều này. Do đò thì trong khoảng thời gian chậm nhất là năm ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại Điều này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3.2. Về hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
Theo đó, quy định hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc tiếp nhận thông tin của cán bộ tiếp nhận khác nhau đối với những loại thông tin khác nhau cụ thể:
Khi cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA), còn khi cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận, một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản.
Bên cạnh đó pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định đối với trường hợp cán bộ tiếp nhận tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin về thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin; thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc; lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cũng biết vụ việc đó; tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc; các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc…Tuy nhiên, đối với việc mà người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối. Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
Như vậy, theo như quy định đã được nêu ra ở trên thì đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý. Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải tin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu.
3.3. Về việc giải quyết tin báo:
Điều tra viên chỉ được tiến hành các nội dung kiểm tra, xác minh theo Kế hoạch đã được phê duyệt; nếu phát sinh vấn đề mới không có trong Kế hoạch thì phải phải đề xuất bằng văn bản với chỉ huy phụ trách để báo cáo Thủ trưởng cho ý kiến (Điều 13). Do đó, quá trình giải quyết tin báo, Cơ quan điều tra được phép triệu tập và lấy lời khai những người tham gia tố tụng có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh; áp dụng các biện pháp đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Bên cạnh đó thì cơ quan điều tra phải
Cuối cùng, khi kết thúc giải quyết tin báo thì phải nộp hồ sơ lưu trong thời hạn một tháng; trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết thì sau 02 năm nếu chưa có tình tiết mới làm căn cứ phục hồi và phải thường xuyên rà soát, nếu có căn cứ thì rút hồ sơ lưu để phục hồi.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).