Ta có thể thấy, đối với các hãng hàng không ngoài vận chuyển hành khách ra thì còn thực hiện hoạt động vận hàng hóa ký gửi, nhưng việc khai thác thương mại vận chuyển đó phải hoàn toàn được cơ quan có thẩm quyền cho cấp phép trong phạm vi quyền hạn mới được thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không là gì?
Vận chuyển hàng không được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 109
Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không là mẫu đề nghị của hãng hàng không lập ra để đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp quyền cho bên đề nghị được thực hiện hoạt động vận chuyển hàng không cho hãng. Trong mẫu đề nghị nêu rõ thông tin về hãng hàng không gồm tên hãng hàng không, quốc tịch, địa chỉ của hãng hàng không, Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh,… đề nghị cấp quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không
Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không là mẫu được lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Cục Hàng không Việt Nam với mục đích được bên Cảng hàng không chấp thuận về việc cấp quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không kèm theo các thông tin về hãng hàng không và giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động để làm căn cứ đề nghị.
2. Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày…. tháng…..năm…….
ĐỀ NGHỊ CẤP QUYỀN VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên hãng hàng không (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):………..
Tên hãng hàng không viết tắt (nếu có):…………
Quốc tịch của hãng hàng không:……….
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)…………….
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:………..
Do:…….. cấp ngày… tháng…… năm….. tại……….
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay……… do….. cấp ngày………
Điện thoại:……….. Fax:……….., Email:……… Website (nếu có)……..
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:………
Chức vụ:……….
Quốc tịch:………
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về:
Hãng hàng không;
Đường bay; tàu bay khai thác;
Chuyến bay và đối tượng vận chuyển;
Kế hoạch bay dự kiến.
Chúng tôi cam kết:
– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị và hồ sơ kèm theo.
– Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không được cấp.
Đại diện có thẩm quyền của hãng hàng không
(ghi rõ chức danh cụ thể ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mâu đề nghị
– Thông tin về hãng
– Yêu cầu cấp quyền vận chuyển hàng không
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan quyền vận chuyển hàng không:
4.1. Về quyền được phép vận chuyển hàng không:
Yêu cầu đối với việc khai thác quyền vận chuyển hàng không:
– Hãng hàng không chỉ được phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không được cấp.
– Các hãng hàng không không được mua bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, Căn cứ vào Khoản 1 Điều 112 Luật hàng không dân sự, quyền vận chuyển hàng không đã được quy định rõ với nội dung cụ thể sau đây:
– Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển. Hiện nay, pháp luật quy định Bộ giao thông vận tải không có thẩm quyền vận chuyển hàng không trong phạm vi bán hoặc mua quyền mà Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ quy định phạm vi quyền vận chuyển hàng không đối với từng hãng hàng không nhất định.
Căn cứ cấp quyền vận chuyển hàng không
– Căn cứ vào nhu cầu thị trường:
+ Hiện nay có nhiều hãng hàng không được hoạt động kèm theo đường bay và vùng bay cũng được mở rộng theo. Chính vì vậy, hãng sẽ tập chung khai thác đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó;
– Căn cứ vào khả năng thực hiện vận chuyển hàng không của hãng hàng không: Hãng hàng không có đáp ứng được các điều kiện về tài chính tức là về nguồn đầu tư trong việc phát triển vận chuyển hàng không, có đầy đủ nhân lực và đội tàu bay hoạt động theo các tuyến bay;
– Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế: Cân đối vận tải hàng không về cơ sở hạn tàng và sân bay giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không;
Về quyền vận chuyển hàng không nội địa như sau:
– Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong lãnh thổ của một quốc gia và được thực hiện khi hách hàng có nhu cầu di chuyển qua lại giữa các tỉnh thành trong nước.
– Quyền vận chuyển hàng không nội địa được cấp cho các hãng hàng không Việt Nam căn cứ vào khả năng đáp ứng về nhu cầu đáp ứng nhân lực phục vụ những chuyến vận chuyển, và có đủ đội ngũ tàu bay thực hiện các chuyến bay vận chuyển.
– Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng… bởi lẽ xét theo về địa hình nguy hiểm cho tàu bay cũng như nguồn vốn đầu tư cho đường bay này phải rất lớn có thể không đáp ứng được.
– Hãng hàng không nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng không nội địa khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép trong các trường hợp sau đây: hỗ trợ trong phòng chống hoặc khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
Như vậy, đối với vận chuyển hàng không thì
4.2. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không:
Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không được quy định tại Điều 113 Luật hàng không dân dụng Việt Nam:
Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 81/2014/TT-BGTVT
– Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
– Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
– Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng.
Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ, ngoài các tài liệu tại khoản 1 Điều 16 Luật hàng không dân dụng 2006 được hướng dẫn bởi Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản của quốc gia hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, thẩm định việc cấp hoặc không cấp quyền vận chuyển hàng không. Trong trường hợp không cấp quyền vận chuyển hàng không, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Theo đó,
– Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài được phép bán hoặc xuất vé hành khách, vận đơn hàng không trực tiếp tại văn phòng bán vé, đại lý bán vé trên cơ sở hợp đồng chỉ định đại lý hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Văn phòng bán vé là chi nhánh của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ bán vé của hãng.
– Hãng hàng không nước ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không tại Việt Nam được quyền thanh toán, chuyển đổi và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, khi hãng hàng không đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không phải thực hiện các thủ tục xin cáp quyền là lập hồ sơ đè nghị kèm các giấy tờ liên quan mà chúng tôi đã nêu ở phần nội dung trên gửi đến Cục hàng không Việt Nam sau đó Cục hàng không sẽ tiến hành xem xét các điều kiện để cấp quyền hoặc không cấp quyền cho hãng đề nghị.