Việc hành nghề khám, chữa bệnh cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước thì cá nhân mới được hành nghề này. Để được cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh thì cá nhân phải làm đơn đăng ký hành nghề khám chữa bệnh để gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh sách đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Mẫu danh sách đăng ký về việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là mẫu văn bản danh sách được lập ra để lên danh sách về việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh. Mẫu nêu rõ thông tin của người đăng ký…
Mẫu danh sách đăng ký về việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được dùng để lên danh sách về việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh gửi cơ quan có thẩm quyền xin ăng ký hành nghề khám chữa bệnh.
2. Mẫu danh sách đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chi tiết nhất:
Mẫu số 01b. Danh sách đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…[1]…, ngày … tháng … năm ….
DANH SÁCH
Đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: …
2. Địa chỉ: ………
3. Thời gian hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: [2]…………
STT | Họ và tên người hành nghề | Phạm vi hành nghề | Số giấy phép hành nghề đã được cấp | Thời gian đăng ký làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | Vị trí chuyên môn |
1 | |||||
2 | |||||
… |
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CÔNG AN CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG (Ký và ghi rõ họ, tên) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ [3] (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn soạn thảo mẫu danh sách đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
[1] Địa danh.
[2] Ghi rõ từ mấy giờ đến mấy giờ trong ngày và mấy ngày trong tuần.
[3] Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Một số quy định về đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
4.1. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh:
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
– Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
– Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
– Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
– Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
– Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
4.2. Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo Điều 20 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4.3. Quy định giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định Giấy phép hành nghề như sau:
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
– Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
– Chức danh chuyên môn;
– Phạm vi hành nghề;
– Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
Căn cứ theo Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề như sau:
1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.