Khi ngân sách nhà nước thâm hút hoặc để thục hiện việc tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ thì nhà nước thực hiện việc phát hành trái phiếu chính phủ để nhằm mục đích vay vốn. Như vậy tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ là gì?
- 2 2. Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định về bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ:
1. Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ là gì?
Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành ra nhằm mục đích bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước và tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Phát hành trái phiếu chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn. Trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ là mẫu văn bản được lập ra gửi kho bạc nhà nước để đăng ký về tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ.
Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ thể hiện mong muốn của tổ chức bảo lãnh về đăng ký về tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ gửi kho bạc nhà nước để được xem xét cho đăng ký tổ hợp bảo lãnh..
2. Mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chi tiết nhất:
Mẫu được ban hành theo Thông tư 111/2018/TT-BTC . Nội dung mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chi tiết nhất.
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐĂNG KÝ
TỔ HỢP BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
1.Tên tổ chức bảo lãnh chính:
2.Địa chỉ:
3.Tài khoản ngân hàng số:… Tại:…
4.Người đại diện theo pháp luật: …(Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
Đối với phiên bảo lãnh phát hành ngày…. tháng… năm… theo
(1)
(2)
(3)
[Tên tổ chức bảo lãnh chính] cam kết sẽ đảm bảo tiền mua trái phiếu của tổ hợp bảo lãnh được thanh toán vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước theo hợp đồng bảo lãnh trái phiếu.
Trường hợp chậm thanh toán, [tên tổ chức bảo lãnh chính] sẽ thanh toán tiền lãi chậm thanh toán quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018, và trái phiếu sẽ chỉ được lưu ký và niêm yết sau khi đã thanh toán đầy đủ tiền mua trái phiếu và tiền lãi chậm thanh toán.
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
Đại diện tổ chức bảo lãnh chính
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đăng ký tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ chi tiết nhất:
-Ghi rõ tên Tổ chức bảo lãnh.
-Đối với phiên bảo lãnh phát hành ngày…. tháng… năm… theo
4. Một số quy định về bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ:
4.1. Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính phủ:
– Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;
– Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ theo Nghị định 91/2018/NĐ-CP đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công, cụ thể như sau:
Một là, phải có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh;
Hai là, Doanh nghiệp Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Ba là, Doanh nghiệp Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
Bốn là, Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2018/NĐ-CP;
Năm là, Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án;
Sáu là, Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do đó, Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư phải có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh, ngoài ra doanh nghiệp Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
4.2. Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ:
Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ theo điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:
-Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính;
-Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính khi các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán; và có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu bao gồm:
Thứ nhất, Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
Thứ hai, Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.
Thứ ba, Tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
Thứ tư, Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.
Thứ năm, Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
Thứ sau, Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
Thứ bảy, Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP bảo lãnh phát hành trái phiếu phủ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính
-Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành.
-Tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
Bước 2: Cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành
-Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư.
-Nội dung cung cấp thông tin bao gồm:
+Khối lượng dự kiến phát hành;
+Kỳ hạn dự kiến phát hành;
+Định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành;
+Thời gian dự kiến phát hành.
Bước 3: Tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm:
+Khối lượng dự kiến mua;
+Khối lượng mua chắc chắn ;
+Lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
Bước 4: Đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính
Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính về:
+Khối lượng trái phiếu;
+Điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu);
+Chi phí bảo lãnh;
+Các nội dung liên quan khác.
Bước 5: Ký hợp đồng bảo lãnh phát hành
-Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu.
-Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
Bước 6: Phân phối trái phiếu
-Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh.
-Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
Bước 7: Phát hành trái phiếu Chính phủ
Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.
Do đó, Việc bảo lãnh chính phủ phải được thực hiện theo trình tự trên và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh chính hoặc đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.