Trong những năm gần đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này gia tăng nhanh chóng do nhu cầu cung ứng một nguồn lao động lớn của thị trường. Giấy đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm là gì? Khi nào cần viết đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh là gì?
- 2 2. Mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn viết mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh mới nhất:
- 4 4. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
- 5 5. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm:
1. Mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh là gì?
Mẫu đang ký hoạt động giới thiệu việc làm được soạn thảo bởi chủ thể có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích đăng ký hoạt động. Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm là thủ tục không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Mẫu đang ký hoạt động giới thiệu việc làm là thể hiện mong muốn của doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm với cơ quan nhà nước để đăng ký hoạt động giới thiêu việc làm của công ty mình.
2. Mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh mới nhất:
MẪU SỐ 05A:
Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Hiện đã hết hiệu lực) đã được sửa đổi, bổ sung:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …. tháng …. năm …..
ĐĂNG KÝ
Hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố …
1. Thông tin về doanh nghiệp:
a. Tên doanh nghiệp: …
Tên giao dịch: …
b. Địa chỉ trụ sở chính: …
Điện thoại: … Fax: … Email: …
Số tài khoản: … tại …
c. Giấy phép đăng ký kinh doanh số ….. ngày … tháng … năm …. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố …… cấp.
d. Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm số …. ngày … tháng …. năm … do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố …. cấp.
đ. Họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp.
2. Thông tin về Chi nhánh đề nghị được hoạt động giới thiệu việc làm:
a. Tên Chi nhánh: …
b. Địa chỉ Chi nhánh: …
Điện thoại: ….. Fax: … Email: ….
Số tài khoản: … tại …
c. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh số ….. ngày … tháng …. năm ….. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố …. cấp.
d. Họ và tên người đứng đầu Chi nhánh (dự kiến): …
3. Hồ sơ kèm theo công văn đề nghị gồm có…
Xin đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh/thành phố .… Doanh nghiệp và Chi nhánh cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Tổng giám đốc
hoặc giám đốc Doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
MẪU SỐ 06A
Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …. tháng …. năm …..
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ………
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm,”;
– Căn cứ Thông báo đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho Chi nhánh của Tổng Giám đốc (Giám đốc) Doanh nghiệp ..… ;
THÔNG BÁO
Điều 1. Chi nhánh của Doanh nghiệp:…
(Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm số … ngày … tháng … năm … do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …. cấp).
– Tên giao dịch của chi nhánh:…
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số … ngày … tháng … năm … do …… cấp.
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …. Fax: …… Email: ….. bắt đầu hoạt động giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh/thành phố …… kể từ ngày ra Thông báo này.
Điều 2. Thời hạn hoạt động giới thiệu việc làm của Chi nhánh theo thời hạn của Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của Doanh nghiệp…
Điều 3. Doanh nghiệp … và Chi nhánh .… có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về giới thiệu việc làm.
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết mẫu đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh mới nhất:
Phần Kính gửi: Ghi thông tin Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Tên doanh nghiệp: Ghi tên doanh nghiệp bằng Tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có)
Tên giao dịch: …
Địa chỉ trụ sở chính: Ghi tên đường, xã/phường/thị trấn, Tỉnh/Thành phố nới doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thông tin liên lạc: Điện thoại:…Fax: …Email: …..
Số tài khoản: ….tại:…
– Giấy phép đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm… do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh… cấp.
– Vốn điều lệ tại thời điểm xin cấp phép:….(đơn vị VNĐ)
– Họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp (dự kiến): …Ghi chữ in hoa
– Dự kiến kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép:…
– Liệt kê tài liệu, hồ sơ kèm theo (nếu có)
– Lời cam kết của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu…..
Tổng giám đốc
hoặc giám đốc Doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
Điều kiện cấp giấy phép
– Có trụ sở theo quy định
Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
– Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm
Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng
– Đã thực hiện ký quỹ
Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật.
Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;
b) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.
Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Ngân hàng không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
+ Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (sau đây viết tắt là giấy phép) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đủ các điều kiện quy định cấp giấy phép
5. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm:
Căn cứ vào
Quyền hạn của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm
– Ký kết hợp đồng để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
– Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.
– Thu phí theo quy định pháp luật về phí.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm
– Thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động và người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Thực hiện đúng các chế độ tài chính, các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và bồi thường các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
– Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện
– Niêm yết công khai Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại trụ sở.
– Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
– Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.
– Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
–Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
–Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
–Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.