Công cụ nợ chính phủ còn góp phần chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ. Khi thực hiện giao dịch mua bán công cụ nợ cần có lập mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận là gì?
Các giao dịch mua bán công cụ nợ cần phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc mua bán công cụ nợ của Chính Phủ cần phải đảm bảo theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện và được công khai, minh bạch trong hoạt động tổ chức mua bán công cụ nợ. Trong quá trình này pháp luật đã ban hành nhiều biểu mẫu cụ thể để đảm bảo hoạt động của quá trình này. Mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận là mẫu bản đăng ký được lập ra nhằm mục đích để đăng ký về việc bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận theo đúng các quy định của pháp luật. Mẫu đăng ký khi được lập ra cần phải nêu rõ thông tin chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ, thông tin về đợt mua lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận, nội dung phương thức thanh toán gốc, lãi, tài khoản nhận tiền thanh toán bán lại công cụ nợ,… Mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận được ban hành theo Thông tư 110/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
2. Mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN ĐƠN VỊ
——–
…, ngày… tháng… năm……
Số:
V/v đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận
Kính gửi: ……..(chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ)
Căn cứ
Thông tin về công cụ nợ đăng ký bán lại
| Thông tin về việc bán lại công cụ nợ | ||||||
TT | Chủ sở hữu công cụ nợ | Tài khoản lưu ký công cụ nợ | Tài khoản nhận tiền thanh toán bán lại công cụ nợ | Khối lượng công cụ nợ sở hữu | Khối lượng đăng ký bán lại | Đơn vị đại diện thỏa thuận bán lại (*) | |
I. Mã công cụ nợ: – Ngày phát hành lần đầu: – Ngày đáo hạn: – Lãi suất danh nghĩa: – Phương thức thanh toán gốc, lãi | 1 | A | |||||
2 | B | ||||||
3 | C | ||||||
… | |||||||
Tổng cộng | |||||||
II. Mã công cụ nợ: – Ngày phát hành lần đầu: – Ngày đáo hạn: – Lãi suất danh nghĩa: – Phương thức thanh toán gốc, lãi | 1 | G | |||||
2 | H | ||||||
3 | K | ||||||
… | |||||||
Tổng cộng | |||||||
… |
(*) Ghi rõ công cụ nợ thuộc sở hữu của đơn vị hay đơn vị thỏa thuận bán lại cho khách hàng.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận:
– Phần mở đầu:
+ Tên đơn vị.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin chủ thể tiếp nhận đơn đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin về công cụ nợ đăng ký bán lại.
+ Thông tin về việc bán lại công cụ nợ.
+ Ghi rõ công cụ nợ thuộc sở hữu của đơn vị hay đơn vị thỏa thuận bán lại cho khách hàng.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận đơn đăng ký bán công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
4. Quy định về mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ:
Theo quy định của pháp luật, mua lại công cụ nợ của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
– Mục đích mua lại.
– Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại.
– Nguồn mua lại.
– Phương thức mua lại.
– Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
– Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
– Cần lưu ý rằng công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo quy định của pháp luật, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
– Mục đích hoán đổi.
– Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi.
– Phương thức hoán đổi.
– Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
Việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
Khối lượng phát hành công cụ nợ của Chính phủ để hoán đổi phải nằm trong kế hoạch vay và trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Công cụ nợ của Chính phủ được hoán đổi theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quy định của pháp luật về mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ:
Pháp luật nước ta đưa ra quy định về tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước; chế độ công bố thông tin và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ.
Về nguyên tắc mua lại, hoán đổi công cụ nợ, pháp luật quy định việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ phải được thực hiện theo đề án hoặc phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về phát hành công cụ nợ. Cụ thể như sau:
– Đối với công cụ nợ của Chính phủ, thực hiện theo đề án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP.
– Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Khoản 7 Điều 49 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
– Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, thực hiện theo phương án mua lại, hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 8 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ cần phải đảm bảo theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện; công khai, minh bạch trong tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ. Đồng thời, tuân thủ quy định của thông tư này và pháp luật có liên quan.
Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức cơ bản như sau:
+ Thứ nhất: thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ.
+ Thứ hai: đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán.
Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cụ thể phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ trước khi tổ chức thực hiện.
Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền đối với việc đưa ra các quyết định khung lãi suất mua lại, khung lãi suất hoán đổi công cụ nợ trong từng thời kỳ hoặc cho từng đợt mua lại, hoán đổi. Căn cứ vào khung lãi suất mua lại công cụ nợ, khung lãi suất hoán đổi công cụ nợ thì chủ thể tổ chức phát hành quyết định lãi suất mua lại đối với từng đợt mua lại, quyết định lãi suất hoán đổi đối với từng đợt hoán đổi theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, pháp luật nước ta cũng quy định về điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi.
– Đối với công cụ nợ được mua lại phải đáp ứng điều kiện là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn, không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.
– Đối với công cụ nợ được hoán đổi, trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành, trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.