Sau khi đã thực hiện việc truy thu xong thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc truy tu sẽ viết công văn giải trình về việc truy thu bảo hiểm xã hội. Vậy công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội là gì?
Mục lục bài viết
1. Công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội là gì?
Công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội là công văn do Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/ thành phố lập ra gửi cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam để giải trình sự việc truy thu bảo hiểm xã hội dựa trên tình hình thống kê và kết quả thực hiện việc truy thu bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào
Công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội là văn bản chứa đựng toàn bộ nội dung truy thu của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố đối với những đối tượng nhất định. Công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội sẽ là văn bản để Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ghi nhận việc cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/ thành phố đã thực hiện việc truy thu theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mẫu công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội:
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Số:…../CV-…
(V/v: Giải trình truy thu bảo hiểm xã hội)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày …tháng …..năm….
CÔNG VĂN
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ Quyết định số:…./QĐ- …
Căn cứ…
Dựa trên tình hình thống kê và kết quả thực hiện việc truy thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh…… trong giai đoạn…, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh….
Giải trình về việc truy thu bảo hiểm xã hội đối với …………… như sau:
1. Đối tượng truy thu:
2. Số tiền truy thu:
3. Lý do tiến hành truy thu:
4. Hồ sơ truy thu:
5. Trách nhiệm của cơ quan đối với việc truy thu
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…
4.Hướng dẫn viết công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội
Phần kính gửi điền tên Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phần nội dung của công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội thì cần đảm bảo những tông tin liên quan đến việc truy thu bảo hiểm xã hội như: đối tượng truy thu, số tiền truy thu, hồ sơ truy thu, lý do tiến hành truy thu, trách nhiệm của ccow quan truy thu.
Cuối công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội thì cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện việc truy thu đóng dấu và ghi rõ nơi nhận.
3. Quy định về truy thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của
Theo quy định tại
Còn theo quy định tại Luật Việc làm 2013: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy có thể thấy cả ba loại bảo hiểm này đều được quy định rất rõ ràng về đối tượng, cách thức đóng, chính sách hưởng, nguyên tắc và chế độ bảo hiểm,….Tuy nhiên có những trường hợp mà Cơ quan Bảo hiểm phải thực hiện việc truy thu ba loại bảo hiểm bên trên.
3.1. Các trường hợp thực hiện truy thu:
Căn cứ vào quy định của pháp luật thì các trường hợp sau đây cần phải truy thu:
+ Đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý buộc truy đóng hoặc do cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra và truy thu hoặc đơn vị có yêu cầu được truy thu:
– Không đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
– Đóng không đúng thời gian quy định.
– Đóng không đúng mức quy định.
– Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp .
+ Đơn vị hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của pháp luật, đơn vị điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế của người lao động; người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sau khi về nước truy đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
+ Ngoài ra còn các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Phân cấp truy thu:
Phân cấp truy thu được quy định tại khoản 3, Điều 57,
“3. Phân cấp truy thu
3.1. BHXH huyện.
a) Truy thu số tiền BHXH bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này thuộc địa bàn quản lý theo phân cấp, có thời gian truy thu thuộc năm tài chính. Riêng số tiền BHYT, BHTN thì truy thu toàn bộ thời gian chưa đóng. Các trường hợp còn lại chuyển BHXH tỉnh xem xét giải quyết.
b) Truy thu các trường hợp quy định tại Điểm b, c, Khoản 1 Điều này.
3.2. BHXH tỉnh
a) Truy thu số tiền BHXH bắt buộc các trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này, phát sinh kể từ ngày 01/01/2007, thuộc địa bàn quản lý theo phân cấp và các trường hợp BHXH huyện gửi về. Riêng số tiền BHYT, BHTN thì truy thu toàn bộ thời gian chưa đóng. Các trường hợp phát sinh trước ngày 01/01/2007 thì báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết.
b) Truy thu đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, c, Khoản 1 Điều này.”
Qua điều luật ta thấy được việc truy thu sẽ do hai cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện và tỉnh thực hiện. Mỗi một cấ sẽ thực hiện việc truy thu với đối tượng và trường hợp truy thu khác nhau.
Các cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ lấy tiền lương àm căn cứ truy thu. Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiền lương này được ghi trong sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
3.3. Thành phần hồ sơ để thực hiện việc truy thu:
Truy thu các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn vị:
+ Văn bản đề nghị truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Hai (02) bản danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị tương ứng thời gian truy thu.
+ Biên bản và
+ Người lao động
Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).
Đối với người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp: thêm giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội nơi giải quyết bảo hiểm xã hội một lần cấp.
Đối với người được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (người có công…): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.
Số lượng hồ sơ của cả hai đều: 01 bộ.
Truy thu do điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn vị:
– Văn bản đề nghị truy thu
– Hai (02) bản danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
+ Người lao động: Người lao động (trường hợp điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của thời gian trước): bản sao quyết định về tiền lương hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tương ứng thời gian đề nghị điều chỉnh.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Truy thu trường hợp hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của
Thành phần hồ sơ:
Đơn vị:
– Văn bản đề nghị truy thu
– Hai (02) bản danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Truy thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài ( Thân nhân người lao động chết đóng trực tiếp, một lần cho đơn vị nơi người lao động làm việc trước khi chết hoặc trước khi nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng một lần cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú.)
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị của người lao động
– Bản sao hợp đồng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hợp đồng được gia hạn hoặc được ký mới ngay tại nước tiếp nhận lao động.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.