Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo càng nhanh chóng thì hiệu quả mang lại càng tốt. Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật, các biểu mẫu được ban hành kèm theo các Thông tư, Nghị định, tác giả đã tìm thấy được mẫu Công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Công an, biểu mẫu này đã minh chứng cho điều đó.
Mục lục bài viết
1. Công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Công an là gì?
Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo Đại Từ điển tiếng Việt, khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm. Theo quy định tại Điều 2,
Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì tố cáo là: “ vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận”. Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân,…”
Các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo đã thể hiện được vai trò là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và bảo đảm thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước, thể hiện được bản chất chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân.
Các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo đã từng bước được pháp điển hóa. Nhiều quy định đảm bảo dân chủ hơn. Quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ quan hành chính nhà nước, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được cụ thể hóa. Các quy định về biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ trực tiếp. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trực tiếp kiểm tra, giám sát, các hoạt động của Nhà nước; trực tiếp góp ý, phản ánh với Nhà nước về các vấn đề quan tâm. Quyền khiếu nại, tố cáo, tạo nên một hệ thống kiểm soát rộng lớn, một hệ thống báo động dự phòng thường trực trong xã hội. Bởi lẽ công dân khắp mọi nơi, mọi lúc gắn với những điều kiện kinh tế, xã hội là nơi trực tiếp thực hiện chính sách, pháp luật. Thông qua quyền dân chủ trực tiếp, nhân dân có thể tự mình phát hiện những vấn đề khiếm khuyết của cơ chế, chính sách. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền riêng biệt; khác nhau về đối tượng, mục đích, mối quan hệ giữa các bên có liên quan.
Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Giải quyết tố cáo là việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thanh tra thuộc thẩm quyền của một số cơ quan như Thanh tra Chính phủ; các cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo là văn bản do cơ quan thanh tra gửi tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu cơ quan này nhanh chóng, hiểu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân khi đã quá thời gian nhưng chưa được thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết.
Công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo là văn bản thể hiện ý chí của cơ quan thanh tra trong việc nhắc nhở, thể hiện sự quan tâm, theo dõi sát sao của cơ quan này, công văn này buộc thủ trưởng cơ quan đơn vị, địa phương phải tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo và có công văn trả lời đối với thủ trưởng cơ quan thanh tra. Việc gửi công văn là cơ sở để hợp pháp hóa cho mọi hoạt động của thanh tra cũng như cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Hoạt động giải quyết khiếu nại trong thanh tra được quy định tại Điều 73
Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Hoạt động giải quyết tố cáo trong thanh tra được quy định tại Điều 74, Nghị định 86/2011/NĐ-CP, cụ thể:
Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của người đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có trách nhiệm giải quyết. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, suy cho đến cùng Luật Khiếu nại, tố cáo đang trở thành “Luật nền” cho mọi hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nội dung cơ bản của hai văn bản pháp luật này là quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm cơ sở cho mọi hoạt động trong các lĩnh vực liên quan về hành chính, ở một chừng mực nhất định, đó còn là căn cứ áp dụng cho khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi tư pháp.
2. Mẫu công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Công an mới nhất:
……………(1)
……………..(2)
Số: ……../………
V/v đôn đốc giải quyết…(4)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………(3), ngày…tháng…năm…
Kính gửi:…(5)
Căn cứ Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân;
Căn cứ Phiếu chuyển đơn số ….. ngày …../…../….. của ……….(2) về nội dung ……(4) của …..(6) đối với …(7),
Qua theo dõi, nhận thấy đã quá thời gian nhưng chưa được (5)… giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đề nghị……(5) khẩn trương xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho ……(6) và ……(2)./.
Nơi nhận:
– Như trên
– Lưu: …..
………(8)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu công văn đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Công an chi tiết nhất:
1): Tên cơ quan chủ quản;
(2): Tên cơ quan, đơn vị gửi công văn (nếu lãnh đạo Bộ ký công văn thì không có dòng này);
(3): Địa danh;
(4): Khiếu nại/tố cáo/kiến nghị/phản ánh;
(5): Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết khiếu nại/tố cáo/kiến nghị/phản ánh;
(6): Họ tên hoặc tên cơ quan/đơn vị/tổ chức và địa chỉ khiếu nại/tố cáo/kiến nghị/phản ánh;
(7): Quyết định số…ngày… hoặc hành vi hành chính nào, của ai? đơn vị? hoặc tố cáo ai?
(8): Chức vụ người ký công văn đôn đốc.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra.
Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân