Khoản tạm ứng là tiền hoặc vật được trích ra từ ngân sách nhà nước và được giao cho quỹ ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ và hoạt của địa phương. Việc đề nghị tạm ứng ngân sách trung ương, khi quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí là gì?
- 2 2. Mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định về tạm ứng kinh phí:
- 4.1 4.1. Điều kiện được tạm ứng ngân quỹ nhà nước được quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định như sau:
- 4.2 4.2. Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước của từng cấp quy định tại các Điều 7, Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BTC:
- 4.3 4.3. Hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước và xử lý các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả:
1. Mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí là gì?
Công văn đề nghị tạm ứng kinh phí là mẫu bản công văn được lập ra gửi cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc tạm ứng kinh phí. Mẫu nêu rõ nội đung đề nghị, số kinh phí tạm ứng, mục đích tạm ứng kinh phí…
Công văn đề nghị tạm ứng kinh phí được dùng để gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị về việc tạm ứng kinh phí.
2. Mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí chi tiết nhất:
CÔNG TY
…
Số: …/CV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—***—
…, ngày…tháng…năm…
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân huyện …, tỉnh …
Dựa theo Đề cương khái toán kinh phí chuẩn bị đầu tư đối với Công trình đường giao thông từ … đi … tại xã …, huyện …, tỉnh … giữa Công ty … với Quý cơ quan về vấn đề Khảo sát, đo đạc và lập dự án thiết kế.
Ngày … tháng … năm 2014, Công ty chúng tôi đã bắt đầu triển khai thực hiện trên thực tế các công việc theo sự chỉ đạo của huyện …, tỉnh …, gồm có khảo sát đại chất, địa hình, tiến hành đo đạc lên khái toán đối với công trình đường giao thông từ …. đi …. tại xã … huyện …, tỉnh … Vì vậy, để đảm bảo tiến độ công việc, Công ty chúng tôi đề nghị Quý cơ quan tạm ứng trước số tiền là : …đ
(Bằng chữ:…/.)
vào tài khoản như sau:
Tên tài khoản: Công Ty …
Số tài khoản: …
Tại: Ngân hàng …
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Cơ quan.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đại diện công ty
Phó Tổng Giám đốc
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn đề nghị tạm ứng kinh phí chi tiết nhất:
-Ghi cụ thể tên Công ty;
-Phần kính gửi ghi rõ tên Uỷ ban nhân dân huyện …, tỉnh …
4. Một số quy định về tạm ứng kinh phí:
4.1. Điều kiện được tạm ứng ngân quỹ nhà nước được quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định như sau:
Một là, Trường hợp quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Hai là, Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng, phải có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
Ba là, Mức đề nghị tạm ứng không vượt quá mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-BTC.
Như vậy việc tạm ứng ngân sách cần phải đáp ứng đủ các điều kiện khi quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước hoặc ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng, phải có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
4.2. Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước của từng cấp quy định tại các Điều 7, Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BTC:
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách trung ương
– Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước – Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Vụ Ngân sách nhà nước) có văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước; trong đó, nêu rõ mức đề nghị tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng.
– Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, bao gồm: mức tạm ứng, thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
– Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút Vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo Thông tư 23/2020/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh
Thứ nhất, Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), bao gồm:
-Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại); cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
-Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Hai là, Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
Ba là, Trường hợp chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, quy định mức tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Trường hợp không chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bốn là, Rút vốn tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
– Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Sở Tài chính lập 02 bản Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
– Việc rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Số đề nghị rút vốn và lũy kế số đã rút vốn (nếu có) phải nằm trong mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2020/TT-BTC.
– Trường hợp đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Sở Tài chính không đảm bảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản trả lời Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước.
Thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Thời hạn rút vốn đối với các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ.
4.3. Hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước và xử lý các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả:
Được quy định tại Điều 10 Nghị định 23/2020/TT-BTC như sau:
Đối với ngân sách trung ương thì thời gian hoàn trả chậm nhất trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Kho bạc Nhà nước có văn bản gửi Vụ Ngân sách nhà nước
Đối với ngân sách cấp tỉnh thì thời gian hoàn trả theo quy định của pháp luật thì chậm nhất trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản gửi Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đến hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước; trong văn bản nêu rõ thời hạn hoàn trả, số tiền phải hoàn trả, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước còn phải trả; trường hợp đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh không được hoàn trả đầy đủ, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện biện pháp thu hồi tạm ứng theo quy định tại điểm c khoản này.
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách để hoàn trả tạm ứng đầy đủ, đúng hạn.
Trường hợp đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh không được hoàn trả đầy đủ thì được coi là quá hạn và phải chịu chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 23/2020/TT-BTC . Thủ tục xử lý khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh quá hạn hoàn trả được thực hiện như sau:
– Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chưa được hoàn trả đầy đủ, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn). Trường hợp sau khi thực hiện trích mà vẫn chưa thu hồi đủ theo quy định, thì ngay sau khi có tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện trích tiếp để thu hồi đầy đủ khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn).
Như vậy, sau khi thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thông báo cho Sở Tài chính, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời, báo cáo Kho bạc Nhà nước để báo cáo Bộ Tài chính về việc trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn).
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 23/2020/TT-BTC;
– Thông tư 107/2017/TT-BTC.