Trên thực tế, Kho bạc Nhà nước có quyền phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được số trái phiếu tại ngày đáo hạn Hợp đồng phải tiến hành gửi công văn gia hạn hợp đồng bảo đảm thanh khoản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản là gì?
- 2 2. Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ:
- 5 5. Một số quy định về trái phiếu chính phủ:
1. Công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản tiếng anh gọi là Liquidity. Hiểu đơn giản, thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm. Hợp đồng bảo đảm thanh khoản là
Công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản là văn bản được soạn thảo gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản
Trường hợp doanh nghiệp không thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đảm bảo thanh khoản, trước khi hết hạn hợp đồng, bên đề nghị gia hạn phải gửi công văn đến bên nhận bảo đảm và nói rõ lý do đề nghị gia hạn
2. Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản mới nhất:
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
1. Ngày …/…/…, Kho bạc Nhà nước đã phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị gia hạn) với các nội dung sau:
– Khối lượng phát hành:
– Ngày phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản lần đầu:
– Thời hạn phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản:
– Ngày đáo hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản:
– Giá trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản:
– Chi phí thực hiện hợp đồng:
– Số tiền ký quỹ:
2. Do không có đủ trái phiếu tại ngày đáo hạn Hợp đồng chi tiết số …/HĐCT ngày…/…/…, đề nghị Kho bạc Nhà nước xem xét cho phép …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị hỗ trợ thanh khoản) gia hạn Hợp đồng chi tiết thêm … ngày và ngày đáo hạn hợp đồng là ngày………/.
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
Tổng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản chi tiết nhất:
– Ngày lập công văn
– Phần Quốc hiệu – tiêu ngữ
– Thông tin Doanh nghiệp đề nghị gia hạn hợp đồng thanh khoản
– Lý do đề nghị gia hạn hợp đồng thanh khoản
– Đại diện doanh nghiệp ký tên, đóng dấu
4. Thủ tục đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ:
Để tiến hành đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ cần phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ gồm:
– Công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ
– Bản sao hợp đồng đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ
– Các tài liệu khác có liên quan
Bước 2: Gửi hồ sơ
Bên bảo đảm có thể gửi trực tiếp hồ sơ đến Kho bạc nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Kho bạc nhà nước tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thành phần hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành ký bàn giao và giải quyết. Hồ sơ được trả lại để bổ sung trong trường hợp tài liệu trong hồ sơ chưa đầy đủ
– Kho bạc nhà nước ra thông báo phản hồi đồng ý đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ trước thời gian hợp đồng hết hạn
– Trường hợp không đồng ý gia hạn phải gửi thông báo nói rõ lý do
Trên đây là thủ tục đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ. Các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy trình và thời gian đã quy định. Bất cứ hành trái pháp luật về đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản trái phiếu chính phủ gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
5. Một số quy định về trái phiếu chính phủ:
5.1 Khái niệm trái phiếu chính phủ:
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương “Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
Khoản 17 Điều 2, Nghị định 01/2011/NĐ-CP “Phát hành trái phiếu” là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu. Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính.
Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.
5.2 Mục đích và nguyên tắc phát hành trái phiếu:
Theo Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích sau:
– Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của
– Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;
– Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
– Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
– Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Như vậy, việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm thực hiện cho rất nhiều mục đích khác nhau của nhà nước. Trong đó, đáng chú ý là việc phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động phát hành trái phiếu đã huy động được một nguồn vốn lớn trong một khoảng thời gian ngắn đã giúp cho các chính sách kinh tế – xã hội được triển khai kịp thời, đẩy mạnh cong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5.3. Nguyên tắc phát hành trái phiếu:
Điều 5 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, việc phát hành trái phiếu phải được đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc:
1. Việc phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.
2. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
3. Chủ thể phát hành trái phiếu phải đảm bảo quản lý, sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích, hiệu quả và bố trí nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn”.
Bất cứ một chủ thể nào gây ảnh hưởng đén việc thực hiện nguyên tắc phát hành trái phiếu sẽ bị xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc của pháp luật
5.4 Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu:
Theo Điều 8
1. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
– Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.
– Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định”.
Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Chủ sở hữu trái phiếu bên cạnh quyền được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán thì còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế dưới bất kỳ hình thức nào đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý: