Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn các đơn vị thực hiện bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Vậy Mẫu chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
- 2 2. Quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
- 2.1 2.1. Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
- 2.2 2.2. Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
- 2.3 2.3. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
- 2.4 2.4. Tổ chấm bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
- 2.5 2.5. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
1. Mẫu chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
Mẫu chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động hay còn được gọi là chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động được thực hiện theo mẫu số 02 tại phục lục III ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Cụ thể như sau:
(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày…tháng…năm… |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số:…
Ông/Bà:…
Sinh ngày:…, Nơi sinh…
Nam, Nữ:…
Quốc tịch:…, Số CMND (hộ chiếu)…
Đơn vị công tác:…
Chức vụ:… Số hiệu kiểm định viên:…
Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được tổ chức từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm…tại….
GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động (bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động) được thực hiện đối với những cá nhân là kiểm định viên. Kiểm định viên phải có tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất là một lần trong thời gian 36 tháng. Căn cứ Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động được quy định như sau:
2.1. Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động:
– Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm có: Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm định; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định; những thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.
– Chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH.
2.2. Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
– Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn các đơn vị thực hiện bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận về kết quả sát hạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
– Đơn vị được lựa chọn thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sẽ phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ các điều kiện hoạt động còn hiệu lực;
+ Đã xây dựng kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đáp ứng được những yêu cầu pháp luật quy định
+ Thực hiện các trách nhiệm của đơn vị thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động mà pháp luật quy định.
– Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm những nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm dự kiến để tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
+ Số lượng các học viên dự kiến tham gia;
+ Chương trình và nội dung bồi dưỡng;
+ Danh sách giảng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm theo lý lịch khoa học) tham gia bồi dưỡng
+ Kế hoạch tổ chức sát hạch và đề xuất thành viên tham gia Hội đồng sát hạch theo nội dung và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH
+ Tài liệu, giáo trình huấn luyện và ngân hàng đề sát hạch phù hợp với các nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH.
2.3. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
– Thủ trưởng cơ quan đầu mối là người quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
– Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có tối thiểu là 05 thành viên là đại diện cơ quan đầu mối và đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện tổ chức khóa huấn luyện, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan đầu mối.
– Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
– Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ sau đây:
+ Duyệt danh sách học viên đủ các điều kiện sát hạch
+ Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với các đối tượng tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
+ Thành lập lên Tổ chấm sát hạch;
+ Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối quyết định về việc công nhận kết quả sát hạch.
+ Tổng hợp các ý kiến đóng góp về việc tổ chức, chương trình, quy trình báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối và xử lý những vụ việc xảy ra trong quá trình sát hạch.
2.4. Tổ chấm bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
– Tổ chấm sát hạch có tối thiểu 02 thành viên chấm sát hạch lý thuyết và 03 thành viên chấm sát hạch thực hành gồm có: chuyên gia có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong việc thiết kế, chế tạo, vận hành, kiểm định, chứng nhận máy, thiết bị, vật tư có các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
– Tổ chấm sát hạch có nhiệm vụ nêu dưới đây:
+ Hỏi, chấm điểm và tổng hợp, báo cáo về kết quả sát hạch cho Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
+ Kiến nghị Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động điều chỉnh kịp thời về những sai sót trong đề sát hạch.
2.5. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
– Học viên được tham gia sát hạch nếu như bảo đảm lên lớp tối thiểu 80% thời lượng chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.
– Hình thức và nội dung sát hạch đối với khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
+ Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung bao gồm có lý thuyết chung và lý thuyết của môn học tương ứng theo nội dung đăng ký.
+ Sát hạch thực hành: Học viên thực hiện bài sát hạch thực hành kiểm định trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc là trên phần mềm mô phỏng theo như Quy trình kiểm định và xử lý kết quả kiểm định trên từng đối tượng kiểm định đăng ký học.
– Đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, học viên phải làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm.
– Học viên tham gia khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lần 2 nếu như kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Thời gian và địa điểm do chính Hội đồng sát hạch quyết định. Các học viên mà không đạt yêu cầu khi sát hạch lần 2 phải tham gia lại khóa huấn luyện nghiệp vụ đối với nội dung sát hạch không đạt yêu cầu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
THAM KHẢO THÊM: