Mẫu chấp thuận việc rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 02/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu chấp thuận việc rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động:
ỦY BAN NHÂN DÂN …(1)… ________ Số: …/UBND-…(2)… V/v: Thông báo đồng ý về việc rút tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ …, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: … (3)
…. (4)
Căn cứ Nghị định số …./…./NĐ-CP ngày .… tháng … năm …. của Chính phủ … (ghi theo tên Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nội dung cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54 của
Theo đề nghị của …(3)… đề nghị rút tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động và hồ sơ kèm theo, …(1)… có ý kiến như sau:
1. Đồng ý với đề nghị rút tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động của …(3)…, địa chỉ doanh nghiệp …, mã số doanh nghiệp: …, mã số giấy phép (nếu có): … để thực hiện …(5)…
2. …(3)…, ngân hàng …(4)…, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ………. có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động./.
Nơi nhận: – …; – …; | CHỦ TỊCH (6) (Chữ ký, dấu) Họ và tên |
Tuy nhiên, cần phải lưu ý:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Tên doanh nghiệp cho thuê lại đề nghị rút tiền ký quỹ.
(4) Tên ngân hàng nhận ký quỹ.
(5) Ghi lý do rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
(6) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “K.T.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
2. Những trường hợp được chấp thuận việc rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động:
Trước hết, pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề quản lý tiền ký quỹ. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
– Ngân hàng nhận ký quỹ sẽ phải có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, ngân hàng nhận ký quỹ sẽ quản lý số tiền ký quỹ đó theo quy định của pháp luật về ký quỹ;
– Ngân hàng nhận ký quỹ sẽ thực hiện cho các doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật, check số tiền ký quỹ và yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại lao động nộp bổ sung số tiền ký quỹ theo đúng quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Ngân hàng nhận ký quỹ sẽ không được cho doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp/thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, về vấn đề rút tiền ký quỹ, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính sẽ đồng ý để cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động rút số tiền ký quỹ khi doanh nghiệp đó thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp cho thuê lại đang gặp khó khăn, doanh nghiệp đó không đủ nguồn tài chính, không đủ vốn để thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, thanh toán bảo hiểm y tế, thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, thanh toán bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cùng với một số chế độ khác đối với người lao động thuê lại phù hợp với thỏa thuận của các bên được quy định cụ thể trong
– Doanh nghiệp cho thuê lại đang gặp khó khăn, doanh nghiệp đó không đáp ứng đầy đủ khả năng để bồi thường cho người lao động thuê lại do hành vi vi phạm
– Doanh nghiệp không được cấp giấy phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật, hoặc doanh nghiệp đó không thuộc trường hợp được gia hạn/cấp lại giấy phép;
– Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện thủ tục ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy có thể nói, vấn đề chấp thuận rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ được thực hiện và được chấp thuận khi doanh nghiệp đó thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
3. Hồ sơ và thủ tục chấp thuận việc rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ và thủ tục, trình tự chấp thuận việc rút tiền ký quỹ của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cho phép các doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo trình tự và thủ tục sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho rút tiền ký quỹ. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo mẫu do pháp luật quy định;
– Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, trong đó, bao gồm rõ lý do sử dụng số tiền, mục đích rút tiền ký quỹ, danh sách và số lượng người lao động trong doanh nghiệp, số tiền và thời gian thực hiện, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ để chi trả các nghĩa vụ đối với người lao động;
– Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và các văn bản chứng minh được hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại;
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động;
– Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Chứng chỉ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có);
– Và một số giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy biên nhận, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xác nhận hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại, xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của các doanh nghiệp cho thuê lại, sau đó trình lên chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đưa ra quyết định đồng ý về việc cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
Bước 4: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của các doanh nghiệp và phương án sử dụng số tiền ký quỹ đó gửi cho các doanh nghiệp cho thuê lại và ngân hàng nhận ký quỹ. Trong trường hợp không đồng ý thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút số tiền ký quỹ của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê lại sẽ nộp hồ sơ tối ngân hàng nhận ký quỹ để thực hiện thủ tục rút tiền ký quỹ trên thực tế.
Bước 5: Ngân hàng nhận ký quỹ sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu nhận thấy hồ sơ đúng quy định của pháp luật thì ngân hàng nhận ký quỹ sẽ cho phép doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thủ tục rút số tiền ký quỹ trong khoảng thời hạn 01 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ rút tiền ký quỹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.