Như chúng ta đã biết thì viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự. Vậy cụ thể cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát được quy định như thế nào? Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát có những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát là gì?
Một Bản cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, và ghi rõ mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát là mẫu với các thông tin soạn ra với nội dung là những căn cứ cụ thể dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam để từ đó truy tố bị can ra trước
Mẫu cáo trạng là mẫu bản cáo trạng được lập ra để ghi chép về nội dung của vụ án. Mẫu nêu rõ nội dung của vụ án, quyết định của viện kiểm sát… Mẫu được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … ……………….
Số:…../CT-VKS…-…
……, ngày…tháng…năm…
CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………………
Căn cứ các điều 41, 236, 239 và 243 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của………………… về tội…….……… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự (hoặc Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của………., nếu có);
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm…….. của……………. đối với…………… về tội…….……… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự (hoặc Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can số……ngày……tháng……năm…….. của……………………., nếu có);
Căn cứ Bản kết luận điều tra số…… ngày…… tháng…… năm…….. của……………… và Bản kết luận điều tra bổ sung số……ngày…… tháng…… năm…….. (nếu có).
Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau:
– Diễn biến hành vi phạm tội (hành vi của bị can; ngày, giờ, tháng, năm; địa điểm; thủ đoạn; động cơ, mục đích; tính chất mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân, điều kiện…);
– Phân tích, đánh giá tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;
– Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật; xử lý vật chứng;
– Phần dân sự (nếu có);
– …………….
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ nêu trên,
KẾT LUẬN
Phần này nêu những nội dung sau đây:
– Tổng hợp ngắn gọn hành vi phạm tội của bị can hoặc từng bị can; tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; vai trò của từng bị can trong vụ án (chú ý sắp xếp theo trật tự căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, từ tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, ít nghiêm trọng).
Như vậy có đủ căn cứ để xác định các bị can có lý lịch dưới đây đã phạm tội (các tội) như sau:
– Nêu lý lịch từng bị can (chú ý sắp xếp theo thứ tự căn cứ vào vai trò của từng bị can), gồm:
+ Họ và tên, tên gọi khác; giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, chức vụ trước khi phạm tội (Đảng, chính quyền, đoàn thể), trình độ học vấn;
+ Họ và tên cha, mẹ (sinh năm, sống hay chết), anh chị em ruột, vợ chồng, có mấy con, lớn nhất mấy tuổi, nhỏ nhất mấy tuổi;
+ Nếu bị can là thương binh, bệnh binh hoặc có huân, huy chương hoặc các danh hiệu Nhà nước phong tặng khác (cán bộ hoạt động trước Cách mạng tháng 8, anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt nam anh hùng hoặc thân nhân của bị can là thương binh, liệt sỹ) thì cần ghi rõ.
Tiền sự (chỉ ghi tiền sự còn thời hạn xem xét):………….
Tiền án: ghi rõ ngày xét xử, Tòa án xét xử, tội danh, điểm, khoản, Điều Bộ luật Hình sự, hình phạt (các thông tin về việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án) …….
Bị can…………………… đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế ……; từ…… đến……tại…………
– Khẳng định:
+ Bị can………… phạm tội gì, theo quy định tại điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự (lưu ý trích dẫn Điều luật).
+ Được áp dụng tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự.
Trong vụ án nếu có người (hoặc pháp nhân thương mại) đã được đình chỉ, hay tạm đình chỉ, tách ra để xử lý ở vụ án khác, không khởi tố để xử lý bằng biện pháp khác thì cũng ghi rõ cùng với căn cứ pháp lý.
QUYẾT ĐỊNH
1. Truy tố ra trước Toà án……………………… để xét xử bị can (hoặc các bị can – nêu rõ họ, tên) về tội hoặc các tội. Nếu nhiều bị can cùng bị truy tố về một tội và áp dụng điểm, khoản, điều giống nhau thì ghi tất cả họ tên bị can đến tội danh, đến điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng này thay thế Cáo trạng số…… ngày…… tháng……. năm…….. của……
2. Kèm theo Cáo trạng có:
– Hồ sơ vụ án gồm có:……tập, bằng……tờ; đánh số thứ tự từ 01 đến……..
– Bản kê vật chứng.
– Danh sách những người VKS đề nghị Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
Nơi nhận:
– Tòa án có thẩm quyền xét xử;
– VKS cấp trên trực tiếp;
– Bị can;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát:
– Một Bản cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
– Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
– Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
4. Nội dung của bản cáo trạng:
Nội dung bản cáo trạng được quy định tại Điều 243
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Như vậy, căn cứ quy định trên, ta thấy bản cáo trạng là văn bản của viện kiểm sát mà nội dung là những căn cứ để truy tố bị can trước tòa án. Một cách chung nhất, cần lưu ý:
Thứ nhất, Viện Kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật hiện hành trao cho thẩm quyền ban hành bản cáo trạng
Thứ hai, đối tượng của bản cáo trạng: là những hành vi vi phạm pháp luật của bị can.
Thứ ba, về nội dung, bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra, trong đó ghi rõ:
– Thông tin cơ bản của bản cáo trạng chẳng hạn như : Thời gian: ngày, tháng, năm xảy ra vụ việc; Địa điểm: nơi xảy ra tội phạm; Chủ thể: ai là người thực hiện hành vi phạm tội
– Nội dung bản cáo trạng:
Thủ đoạn: có hay không thủ đoạn đê hèn, có tính chất man rợ,..
Mục đích phạm tội: do tư thù cá nhân hay do vật chất,..
Hậu quả của tội phạm để lại: đây là dấu hiệu cơ bản và đặc biệt quan trọng để xác định một người có hay không có tội theo quy định pháp luật.
Những tình tiết quan trọng khác như mối quan hệ cá nhân của bị can, người giúp sức cùng phạm tội,..
Chứng cứ, bằng chứng: tang vật, giấy tờ,…xác định tội trạng của bị can.
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Nhân thân của bị can: sinh trưởng trong gia đình như nào, mối quan hệ với người dân địa phương, có tiền án- tiền sự hay không?,…
– Kết luận. Phần kết của bản cáo trạng cần nêu rõ:
Tội danh: tên tội danh.
Điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng
Và cuối cùng bản cáo trạng phải được giao cho bị can: chủ thể chính tại phiên tòa.
Như vậy ta hiểu bản cáo trạng là quyết định của cơ quan kiểm sát (công tố), nêu rõ đặc điểm, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật đưa đến kết luận bị can có tội, nhằm bảo vệ tính đúng đắn của quy định pháp luật.
5. Bị can từ chối nghe, ký nhận bản cáo trạng thì xử lý như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi Viện kiểm sát đưa quyết định truy tố bị can thì có trách nhiệm
Trong biên bản ghi rõ thời gian, ghi rõ địa điểm đọc cáo trạng cho bị can nghe và có chữ kí của người làm chứng khi bên phía viện kiểm sát đọc bản cáo trạng cho bị can nghe theo quy định. Bên cạnh đó bên phía Viện kiểm sát giao bản cáo trạng cho người nhà của bị can.
Đối với Việc bị can từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng không ảnh hưởng tới việc chuyển giao hồ sơ sang Tòa án theo quy định. Việc từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng chỉ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can.
Theo quy định trên thì khi viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án theo quy định và lưu ý thực hiện trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định truy tố bị can.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 144/HS: Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015.