Yêu cầu thi hành bản án dân sự là thủ tục tố tụng mà sau khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì người được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự. Mẫu biên bản yêu cầu thi hành án ra dời trong hoàn cảnh này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản yêu cầu thi hành án là gì?
Trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân hay tổ chức trong hoạt động tố tụng được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết một vụ việc tại
Mẫu số 49/PTHA: Mẫu biên bản yêu cầu thi hành án là mẫu biên bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra ghi chép về việc yêu cầu thi hành án đối với vụ án dân sự. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý lập biên bản, nội dung biên bản, thời gian địa điểm lập biên bản, thông tin các chấp hành viên, biên bản ghi nhận yêu cầu của người được (phải) thi hành án, ý kiến của người yêu cầu thi hành án, ý kiến của Phòng Thi hành án, nội dung yêu cầu thi hành án,… Mẫu biên bản yêu cầu thi hành án được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng và được sử dụng phổ biến trong quá trình thi hành án của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Mẫu biên bản yêu cầu thi hành án:
Mẫu số 49/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
Về việc yêu cầu thi hành án
Vào hồi ….. giờ …. ngày ….. tháng … năm …… tại Phòng Thi hành án
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): …., Chức vụ: Chấp hành viên;
Ông (bà): …., chức vụ:
Ông (bà): …, chức vụ:
Với sự tham gia của: Ông (bà)
Lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người được (phải) thi hành án:
Ông (bà) …. địa chỉ:
trình bày như sau:
Ý kiến của Phòng Thi hành án
Biên bản lập xong hồi ….. giờ …… cùng ngày, lập thành …… bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản yêu cầu thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 49/PTHA.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là biên bản về việc yêu cầu thi hành án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin về thời gian và địa điểm lập biên bản về việc yêu cầu thi hành án.
+ Thông tin thành phần chấp hành viên.
+ Thông tin của người tham gia.
+ Thông tin của người yêu cầu thi hành án.
+ Nội dung yêu cầu thi hành án.
+ Ý kiến của Phòng Thi hành án.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên của người ghi biên bản.
+ Ký, ghi rõ họ tên của người yêu cầu thi hành án.
+ Ký, ghi rõ họ tên của chấp hành viên.
4. Một số quy định về thi hành án dân sự:
4.1. Khái niệm thi hành án dân sự:
Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Thi hành án dân sự xuất phát và gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xở, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế.
Từ đó có thể hiểu thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.
Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.
Các hoạt động thi hành bản án:
– Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế;
– Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
– Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính;
– Quyết định về dân sự trong bản án;
– Các bản án khác do pháp luật quy định.
Cần lưu ý rằng, Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.
Đương sự có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành thông qua các hình thức như sau:
– Nộp đơn trực tiếp.
– Gửi đơn qua bưu điện.
– Trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải
– Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
– Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
– Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
4.2. Đơn yêu cầu thi hành án:
Mẫu đơn xin yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
– Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu.
– Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu.
– Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án.
– Nội dung yêu cầu thi hành án.
– Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
– Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
Cần lưu ý, kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án (dân sự), quyết định có “hiệu lực” pháp luật được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Và, người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
4.3. Thẩm quyền và thời hiệu yêu cầu thi hành:
Thẩm quyền thi hành án được quy định như sau:
Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.
Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.
Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:
– Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời hiệu thi hành án được quy định như sau:
4.4. Thủ tục thi hành án:
Thủ tục thi hành án được quy định như sau:
– Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.
– Cơ quan thi hành án dấn sự sẽ phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.
– Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
– Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là mười ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
– Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án.
– Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.
– Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.