Khi phát hiện thương nhân buôn bán các sản phẩm hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là những tang vật vi phạm hành chính thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần lập biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu:
1. Biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là gì?
Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác,… Biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin hàng hóa, vật phẩm, thông tin người lập biên bản, nội dung xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, đại diện cá nhân, tổ chức vi phạm, đại diện cơ quan tổ chức bán đấu giá, người lập biên bản cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị.
2. Mẫu biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng:
……………. (1)
……………. (2)
Số: …………/BB-XLHHVP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng
Căn cứ Quyết định số:………. ngày………/………/……….. do……………….ký về việc (3):……..
Hôm nay, hồi………..giờ………..phút, ngày………../………../………..tại (4) ………..
Chúng tôi gồm: (họ tên, chức vụ, đơn vị) …….
Tiến hành xử lý đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị dư hỏng của:
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ……
Sinh ngày:…………./………./………..Quốc tịch: ……..
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): …….
Địa chỉ: ………..
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: ……
Ngày cấp: ………….Nơi cấp: …….
Tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm (5):
STT | TÊN HÀNG HÓA, VẬT PHẨM
| SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ TÍNH | ĐẶC ĐIỂM, CHỦNG LOẠI, SỐ HIỆU, NHÃN HIỆU, KÝ HIỆU, SỐ ĐĂNG KÝ (NẾU CÓ), XUẤT XỨ (NẾU CÓ), TÌNH TRẠNG | GHI CHÚ |
– Giao cho Ông/Bà:………….là đại diện cơ quan, tổ chức:………………….có trách nhiệm tổ chức bán đấu giá ngay số tang vật vi phạm hành chính nêu trên trước ngày………./………./………….., nộp số tiền thu được vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước:…………. và thực hiện theo đúng quy định tại
Biên bản này được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho ông/bà:……………………. có trách nhiệm tổ chức bán đấu giá, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.
Biên bản lập xong hồi………giờ………phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị lập biên bản;
(3) Ghi rõ tên gọi của Quyết định xử phạt hoặc Quyết định chuyển hồ sơ VPHC đến cơ quan điều tra;
(4) Ghi rõ địa điểm lập biên bản;
(5) Trường hợp xử lý nhiều tang vật vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này.
4. Một số quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu:
Căn cứ pháp lý:
Theo Điều 2
“Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:
1. Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;
2. Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);
3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, vật phẩm, hàng hóa dễ bị hư hỏng bao gồm: Các loại thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; Xăng, dầu, các chất dễ cháy nổ; Các loại thuốc mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày; Các loại thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày và các loại hàng hóa khác có tính chất thười vụ.
Theo Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về: Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng có nội dung như sau:
1. Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp:
a) Người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là người ra quyết định tạm giữ) quyết định và tổ chức bán ngay hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm;
c) Giá bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng do người ra quyết định tạm giữ tang vật xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60
d) Việc bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan;
đ) Đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hàng hóa, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu hủy:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hóa, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên ủy quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
– Sử dụng hóa chất;
– Sử dụng biện pháp cơ học;
– Hủy đốt;
– Hủy chôn;
– Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
3. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì người ra quyết định tịch thu thực hiện các nhiệm vụ như của người ra quyết định tạm giữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, có hai hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng: Thứ nhất là tiêu hủy đối với hàng hóa, vật phẩm đã bị hư hỏng đã không còn giá trị sử dụng. Thứ hai là bán trực tiếp các hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng.
– Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp thì người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là người ra quyết định tạm giữ) quyết định và tổ chức bán ngay hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Đối với tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không còn giá trị sử dụng bao gồm: thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, bị mất giá trị, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tịch thu hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên ủy quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan.
– Việc tổ chức tiêu hủy tài sản được thực hiện như sau: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức gồm: Sử dụng hóa chất; sử dụng biện pháp cơ học; hủy đốt; hủy chôn; hình thức khác theo quy định của pháp luật; Việc tiêu hủy tài sản phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: Căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan; Đối với loại tài sản mà việc tiêu hủy làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu hủy.