Để có thể khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thì nhiều doanh nghiệp khác, với tinh thần tương thân tương ái đã nhận tài trợ, hỗ trợ kinh phí, vật chất để có thể giúp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai có thể phục hồi trở lại. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
- 4 4. Các trường hợp về tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
- 5 5. Đối tượng và mức đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai:
1. Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội.
Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai là văn bản ghi lại sự kiện, những thông tin liên quan đến việc tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai, về giá trị khoản tài trợ (có thể bằng tiền hoặc hiện vật), cam kết của người nhận tài trợ,…
Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai được sử dụng để ghi nhận về việc tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi thiên tai những điều kiện vật chất để doanh nghiệp có thể sớm phục hồi và trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai là mẫu số 05 được Ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Chúng tôi gồm có:………
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):………
Địa chỉ: ……….. Số điện thoại:……
Mã số thuế:……
Bên nhận tài trợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]:………
Địa chỉ:………Số điện thoại:……
Mã số thuế (nếu có):………
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vị nhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai: ………
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ………
Bằng tiền: ……
Hiện vật: …… quy ra trị giá VND: …….
Giấy tờ có giá ……… quy ra trị giá VND …….
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
[Tên đơn vị nhận tài trợ] ………cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi… tại ……… ngày … tháng… năm …. và được lập thành ….. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
(Ký tên, đóng dấu)
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
– Doanh nghiệp tài trợ và đơn vị nhận tài trợ điền tất cả những thông tin liên quan như:
+ Đối với cá nhân: điền đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ
+ Đối với tổ chức: điền đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,…
– Hai bên doanh nghiệp tài trợ và đơn vị nhận tài trợ cùng xác nhận những vấn đề liên quan đến việc tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai như: tổng giá trị của các khoản tài trợ là bao nhiêu, trường hợp có hiện vật, giấy tờ có giá thì giá trị quy đổi ra VND là bao nhiêu, các chứng từ liên quan của các khoản tài trợ (như hóa đơn mua hàng hóa, phiếu thu, chi,…)
Lưu ý:
– Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo
4. Các trường hợp về tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
Trường hợp doanh nghiệp đi tài trợ
– Đối tượng nhận tài trợ hợp lệ:
+ Tổ chức bị thiệt hại
+ Tổ chức có chức năng huy động (nhận tiền tài trợ thay tổ chức, cá nhân bị thiệt hại) theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP, gồm:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Trong đó:
Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức, đơn vị ở Trung ương hoặc ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép
– Hình thức tài trợ: bằng tiền hoặc hiện vật
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện các bên theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm
+ Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
+ Ngoài ra, có thể cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi tổ chức bị thiệt hại có trụ sở
– Căn cứ pháp lý: Điềm 2.24 khoản 2 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC
Trường hợp cá nhân đi tài trợ
– Đối tượng nhận tài trợ hợp lệ: các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
– Hình thức tài trợ: bằng tiền
– Hồ sơ cần chuẩn bị: Chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp
– Căn cứ pháp lý: Điểm a2, khoản 3 Điều 9
5. Đối tượng và mức đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai:
Căn cứ quy định tại Điều 5
Thứ nhất, Các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn:
Theo đó, đối với các đối tượng ở nhóm này thì mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;
– Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng;
– Người lao động khác (trừ các đối tượng đã) đóng 15.000 đồng/người/năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp sau đây thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai:
– Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ;
– Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí;
– Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề;
– Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
– Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên;
– Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên thuộc hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn; thành viên thuộc hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản nêu trên (nếu có).
– Hợp tác xã không có nguồn thu;
– Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhả xưởng, thiết bị; phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở lên.