Trong hoạt động giao nhận hàng hóa, thì xác nhận khối lượng hàng hóa là hoạt động không thể thiếu đặc biệt là đối với những hàng hóa tính theo khối lượng. Giữa các bên thường sử dụng biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa để xác nhận khối lượng hàng hóa.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa là gì?
Biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa là là văn bản được lập ra để ghi chép về việc xác nhận khối lượng hàng hóa. Biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa thường có nội dung như thông tin của các bên giao nhận hàng hóa, và khối lượng hàng hóa.
Mục đích của biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa:
Biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa thể hiện việc giao nhận hàng hóa đã xảy ra trên thực tế, xác nhận khối lượng hàng hóa các bên giao nhận với nhau, mang ý nghĩa xác nhận bên giao hàng đã giao hàng và bên nhận hàng đã nhận hàng theo đúng khối lượng mà trước đó các bên đã thỏa thuận.
2. Mẫu biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA GIAO NHẬN
Căn cứ
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại địa chỉ ……., chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN NHẬN HÀNG)
Tên đơn vị: ……
Địa chỉ: ……
Mã số thuế: ……
Đại diện bởi: …
Chức vụ: …
BÊN B (BÊN GIAO HÀNG):
Tên đơn vị: ……
Địa chỉ: ……
Mã số thuế: …
Đại diện bởi: …
Chức vụ: ……
Hai bên đã cùng nhau thống nhất khối lượng giao hàng như sau:
Stt | Tên hàng hóa | Chủng loại | Khối lượng | Số lượng |
1 | ||||
2 |
Bên B đã giao đủ, đúng và bên B đã nhận đủ, đúng khối lượng hàng hóa như trên.
Các bên thống nhất xác nhận vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản xác nhận khối lượng hàng hóa:
– Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
– Cung cấp đầy đủ thông tin về bên giao hàng, thông thường là bên bán và bên nhận hàng, thông thường là bên bán hàng hóa. Ghi chính xác, đầy đủ trụ sở của các bên, từ tên đường, xã/phường, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố. Ghi tên cá nhân đại diện cho công ty, và chức vụ của họ.
– Ghi đầy đủ, rõ ràng, những thông tin quan trọng của hàng hóa giao nhận như tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, và quan trọng nhất là khối lượng của tài sản.
– Nêu cụ thể điều kiện, trách nhiệm và cam kết đối với hàng hóa sau khi bàn giao…của các bên
– Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
4. Quy định pháp luật về khối lượng hàng hóa giao nhận:
Trong hoạt động mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại
Khoản 8 Điều 3
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Điều 34 quy định về việc giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa đó chính là bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Còn trong trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác. (Điều 42 Luật Thương mại năm 2005)
Nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. (Khoản 1 Điều 41 Luật Thương mại năm 2005)
Tại
“1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.”
Như vậy, khi xác định khối lượng hàng hóa còn thiếu thì các bên có thể thỏa thuận về việc giao nhận thêm phần còn thiếu, bên cạnh đó có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại thậm chó là hủy bỏ hợp đồng theo quy định luật định.
Phương pháp đo khối lượng hàng hóa trong bán lẻ
Thông tư số 09/2017/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.
Thì “Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là tập hợp những thao tác cần để xác định lượng hàng hóa theo đơn vị đo khối lượng trong mua bán hàng hóa tiêu dùng thông thường (lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường khác; loại trừ xăng, dầu, khí, vàng, thuốc, mỹ phẩm) tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ, có sự chứng kiến của người mua và người bán” (Khoản 1 Điều 3)
Bên cạnh đó thông tư còn quy định về các nội dung như sau:
Về phương tiện đo khối lượng
Cân được sử dụng để thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Có phạm vi cân phù hợp với khối lượng hàng hóa cần cân; có giá trị độ chia (d) (d được thể hiện trên nhãn mác của cân) tương ứng với khối lượng hàng hóa cần cân theo quy định tại Bảng 1;
Bảng 1
Phạm vi cân | Giá trị độ chia (d) của cân | Ví dụ về cân đồng hồ lò xo được lựa chọn sử dụng |
Trên 40 g đến 100 g | ≤ 2 g | Cân 500 g. |
Trên 100 g đến 200 g | ≤ 5 g | Cân 500 g; Cân 1 kg. |
Trên 200 g đến 400 g | ≤ 10g | Cân 500 g; Cân 1 kg; Cân 2 kg; Cân 4 kg. |
Trên 400 g đến 1 kg | ≤ 20 g | Cân 500 g; (*) Cân 1 kg; Cân 2 kg; Cân 4 kg; Cân 5 kg; Cân 8 kg. |
Trên 1 kg đến 2 kg | ≤ 50 g | Cân 2 kg; Cân 4 kg; Cân 5 kg; Cân 8 kg; Cân 10 kg; Cân 12 kg; Cân 15 kg; Cân 20 kg. |
Trên 2 kg đến 4 kg | ≤ 100 g | Cân 4 kg; Cân 5 kg; Cân 8 kg; Cân 10 kg; Cân 12 kg; Cân 15 kg; Cân 20 kg; Cân 30 kg. |
Trên 4 kg đến 100 kg | ≤ 200 g | Cân 5 kg; (*) Cân 8 kg; (*) Cân 10 kg; (*) Cân 12 kg; (*) Cân 15 kg; (*) Cân 20 kg; (*) Cân 30 kg; (*) Cân 60 kg; (*) Cân 100 kg. |
(*) Khối lượng hàng hóa cần cân không được lớn hơn mức cân lớn nhất của cân.
– Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;
– Các bộ phận, chi tiết của cân phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
– Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của cân phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định được chỉ định.
Lượng thiếu cho phép
Lượng thiếu là chênh lệch giữa lượng công bố và lượng thực
– Trường hợp sử dụng đồng hồ lò xo, lượng thiếu cho phép được xác định theo quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
Cân đồng hồ lò xo | Lượng thiếu cho phép | ||
1 d | 2 d | 3 d | |
Lương hàng hóa cần cân (m) | |||
Cân 500 g (d = 2 g) | 40 g ≤ m ≤ 100 g | 100 g < m ≤ 400 g | 400 g < m ≤ 500 g |
Cân 1 kg (d = 5 g) | 100 g ≤ m ≤ 250 g | 250 g < m ≤ 1 kg | – |
Cân 2 kg (d= 10 g) | 200 g ≤ m ≤ 500 g | 500 g < m ≤ 2 kg | – |
Cân 4 kg (d= 10 g) | 200 g ≤ m ≤ 500 g | 500 g < m ≤ 2 kg | 2 kg < m ≤ 4 kg |
Cân 5 kg (d = 20 g) | 400 g ≤ m ≤ 1 kg | 1 kg< m ≤ 4 kg | 4 kg < m ≤ 5 kg |
Cân 8 kg (d = 20 g) | 400 g ≤ m < 1 kg | 1 kg< m ≤ 4 kg | 4 kg < m ≤ 8 kg |
Cân 10 kg (d = 50 g) | 1 kg < m < 2,5 kg | 2,5 kg < m ≤ 10 kg | – |
Cân 12 kg (d = 50 g) | 1 kg < m ≤ 2,5 kg | 2,5 kg < m ≤ 10 kg | 10 kg < m ≤ 12 kg |
Cân 15 kg (d = 50 g) | 1 kg < m ≤ 2,5 kg | 2,5 kg < m ≤ 10 kg | 10 kg < m ≤ 15 kg |
Cân 20 kg (d = 50 g) | 1 kg ≤ m ≤ 2,5 kg | 2,5 kg < m ≤ 10 kg | 10 kg < m ≤ 20 kg |
Cân 30 kg (d= 100 g) | 2 kg ≤ m ≤ 5 kg | 5 kg < m ≤ 20 kg | 20 kg < m ≤ 30 kg |
Cân 60 kg (d = 200 g) | 4 kg ≤ m ≤ 10 kg | 10 kg < m ≤ 40 kg | 40 kg < m ≤ 60 kg |
Cân 100 kg (d = 200 g) | 4 kg ≤ m ≤ 10 kg | 10 kg < m ≤ 40 kg | 40 kg < m ≤ 100 kg |
– Trường hợp sử dụng cân không quy định tại khoản 1 Điều này, lượng thiếu cho phép không được vượt quá hai (2) lần giới hạn của sai số cho phép khi kiểm định ban đầu của cân được sử dụng.
Về quả cân đối chứng, phép đo đối chứng (Điều 6)
– Quả cân đối chứng có thể gồm một hoặc nhiều quả cân loại 0,5 kg; 1 kg; 2 kg; 5 kg; 10 kg; 20 kg.
– Quả cân đối chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Có sai số không lớn hơn 1/1000 khối lượng danh định của quả cân (hoặc có cấp chính xác M1);
+ Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;
+ Được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:
+ Tùy theo thực tế, lựa chọn khối lượng hàng hóa để đối chứng nhưng không vượt quá mức cân lớn nhất của cân được sử dụng trong thương mại bán lẻ;
+ Lựa chọn một hoặc nhiều quả cân đối chứng có khối lượng (hoặc tổng khối lượng) bằng khối lượng hàng hóa để đối chứng;
+ Đặt quả cân (hoặc các quả cân) đối chứng lên cân;
+ Đọc chỉ thị của cân.
Trường hợp sử dụng cân để bán hàng cho khách hàng, nếu giá trị chỉ thị trên cân trừ đi khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.
Trường hợp sử dụng cân để mua hàng của khách hàng, nếu khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng trừ đi giá trị chỉ thị trên cân mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.