Trong các vụ việc vi phạm hành chính thì việc xác minh vụ việc vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề giải quyết các vụ việc hành chính. Khi tiến hành xác minh vụ việc vi phạm hành chính cần đi kèm với Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Việc Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền sử dụng những biện pháp nghiệp vụ của mình để tiến hành làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ việc vi phạm hành chính nhằm phục vụ việc xử phạt khách quan
Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính là mẫu với các nội dung và thông tin về vấn đề xác minh vụ việc vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính là mẫu biên bản với các mục đích để Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền sử dụng những biện pháp nghiệp vụ của mình để tiến hành làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ việc vi phạm hành chính nhằm phục vụ việc xử phạt khách quan theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-————-
………….. (1)
……………. (2)
Số: …………/BB-XM
BIÊN BẢN
Xác minh vụ việc vi phạm hành chính
Hồi………..giờ………..phút, ngày………..tháng…………năm……
Tại: ….
– Chúng tôi gồm:
1….Cấp bậc, chức vụ: …
Đơn vị: ……
2……Cấp bậc, chức vụ:…….
Đơn vị: …..
– Có sự chứng kiến của Ông/Bà (nếu có): ……
Sinh ngày:……./………/………Quốc tịch:……..Nghề nghiệp:………..
CMND/CCCD hoặc hộ chiếu:……..Ngày cấp:…….Nơi cấp: ………
Nơi ĐKTT hoặc nơi ở hiện nay:………..Điện thoại:…..
– Tiến hành lập biên bản xác minh đối với: ……..
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ……
Sinh ngày:………/…………./………..Quốc tịch: ….
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp):……
Địa chỉ: …….
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: ….
Ngày cấp: …….Nơi cấp: ……..
Điện thoại: ……….
NỘI DUNG XÁC MINH
……………
……………
…………….
Biên bản lập xong hồi………..giờ………..phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI ĐƯỢC XÁC MINH
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)(nếu có)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính:
Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu số 44/BB-XM: Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị lập biên bản ghi lời khai. Chú ý: Nội dung biên bản phải ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm. Yêu cầu những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang. Trường hợp người khai không ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do.
4. Một số quy định của pháp luật về xác minh vụ việc vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật nên có tính nguy hiểm cho xã hội. và Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hanh chính được thể hiện ở chỗ đó là vi phạm hành chính phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi Vi phạm hành chính sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với việc giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính thì việc xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính cũng là mấu chốt để giai quyết. Căn cứ theo
4.1. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
Tại Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định:
1. Khi xem xét ra
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Theo Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thì người có thẩm quyền có quyền xác minh tình tiết vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Việc xác minh tình tiết vi phạm được thực hiện theo Mẫu số 44/BB-XM: Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính. Như vậy, nếu việc xác minh đảm bảo theo biểu mẫu theo quy định thì có giá trị pháp lý, biên bản xác minh tình tiết vi phạm này cùng với biên bản vi phạm hành chính ban đầu là cơ sở để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt nếu còn thời hạn hay để ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả nếu hết thời hạn ban hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật
Như vậy, việc Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục liên quan. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản đó chính là biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
4.2. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt tính từ khi nào?
Tại Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, xác định được thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định nêu như trên. Trong các trường hợp Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm. Như vậy, theo Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thì thời hạn ban hành quyết định xử phạt tính từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chứ không phải thời điểm lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 44/BB-XM: Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về Mẫu biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính.
Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;