Hiện nay, theo như quy định của Luật thi hành án thì nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án đó là việc xác minh điều kiện thi hành án, trong quá trình xác minh cần được lập thành biên bản xác minh điều kiện thi hành án. Vậy mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án là gì?
Dưới góc độ ngôn ngữ, thì thi hành được hiểu là việc thực hiện điều đã chính thức quyết định. Trong góc độ luật học thì thi hành án được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của
Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án được cơ quan có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ghi chép về việc xác minh điều kiện thi hành án. Mẫu là cơ sở để xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ để các cơ quan khác dựa vào đó để thực hiện tiếp các quá trình trong hoạt động tố tụng khác. Mẫu nêu rõ nội dung xác minh, thông tin điều kiện thi hành án… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
2. Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
Về việc xác minh điều kiện thi hành án
Vào hồi…. giờ ….. ngày…. tháng ….. năm ….. tại:
Căn cứ Bản án, Quyết định số ………. ngày ….. tháng….năm ….. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …….. ngày …… tháng…… năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án …
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ……, chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): …., chức vụ:
Với sự tham gia của:
Ông (bà): …., chức vụ:
Ông (bà): ……, chức vụ:
Lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án của:
Trú tại: ……. là người phải thi hành các khoản
Kết quả xác minh:
Biên bản lập xong hồi …. giờ … cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, nhất trí, ký tên./.
ĐẠI DIỆN ………
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ………
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐƯƠNG SỰ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án:
– Ghi rõ ngày tháng năm lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án;
– Phần cuối người đại diện, chấp hành viên, đương sự ký và ghi rõ họ tên trong văn bản
3. Một số quy định về xác minh điều kiện thi hành án:
3.1. Việc xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên:
Việc xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên sau khi được Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phân công tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Chấp hành viên xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quyết định thi hành án, chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định đã được phân công, trong đó có nhiệm vụ xác minh điều kiện thi hành án.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 20 của
Thứ nhất, Chấp hành viên phải tiền hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trong thời hạn mà pháp luật đã quy định; trong trường hợp Chấp hành viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn theo quy định thì đồng nghĩa với việc Chấp hành viên chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và của các cơ quan, tổ chức liên quan và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Quyền hạn của Chấp hành viên trong việc xác minh điều kiện thi hành án cũng được thể hiện rõ qua các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án, Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp – hộ tịch, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp.
3.2. Thời hạn tiến hành xác minh điều kiện thi hành án:
– Xác minh điều kiện thi hành án là hoạt động được chấp hành viên thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình tổ chức thi hành án, do vậy, pháp luật quy định thời hạn tiến hành xác minh là khác nhau, tùy thuộc vào việc xác minh được thực hiện phục vụ cho hoạt động hay mục đích gì trong quá trình tổ chức thi hành án.
Có thể phân loại thời hạn tiến hành xác minh điều kiện thi hành án thành 4 nhóm trường hợp, bao gồm: nhóm thứ nhất, xác minh trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nhóm thứ hai, xác minh trong trường hợp thông thường; nhóm thứ ba,xác minh trong trường hợp án chưa có điều kiện thi hành và nhóm thứ tư, xác minh trong trường hợp nhận được ủy quyền xác minh
– Thứ nhất, Thời hạn xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, buộc thực hiện phần nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại, kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, ….
– Thứ hai, Thời hạn xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp thông thường khi căn cứ bản án, quyết định của tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án hoặc chủ động ra quyết định thi hành án trong các trường hợp pháp luật quy định.
– Thứ ba, thời hạn xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp án chưa có điều kiện thi hành án chưa có điều kiện thi hành hay việc chưa có điều kiện thi hành án được xác định theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể là, quy định Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong thời hạn cụ thể là ít nhất sáu tháng một lần thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án nhưng xác định rõ địa chỉ và nơi cư trú của người phải thi hành án hoặc trong trường hợp người phải thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại dưới hai năm. Hoặc là ít nhất một năm một lần, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ hai năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với trường hợp sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án, pháp luật không quy định thời hạn xác minh mà chỉ yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh lại khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Cơ sở pháp lý:
–