Khi có sai phạm về xây dựng xảy ra thì căn cứ vào mức độ, tính chất, quy định riêng của từng ngành nghề, lĩnh vực mà có những biện pháp xử lý khác nhau. Khi vi phạm về xây dựng thì phải lập biên bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng là gì?
Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng là mẫu biên được lập ra khi có sự vi phạm về xây dựng của cá nhân, tổ chức
Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng được dùng để ghi nhận về sự vi phạm về xây dựng của các cá nhân, tổ chức
2. Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng:
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN: ……..
ỦY BAN NHÂN DÂN ————-
PHƯỜNG (XÃ) ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …… tháng …..năm …
BIÊN BẢN VI PHẠM VỀ XÂY DỰNG
Hôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..(1)
Chúng tôi gồm:
Họ tên: …… Chức vụ: ……. (Cảnh sát khu vực…) (2)
Đại diện cho UBND phường :….(3)
Với sự chứng kiến của Ông (Bà): …..(4)
Thường trú tại: ….(5)
Đại diện tổ dân phố:….(6)
Tiến hành lập biên bản vi phạm về xây dựng, đối với hộ Ông (Bà):….(7)
Thường trú tại:…. (8)
Đã vi phạm về xây dựng lần thứ ….. (xây dựng không có giấy phép, sai nội dung giấy phép, lần chiếm lộ giới….) (9)
BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Ông (bà) …\….. phải ngừng ngay việc xây dựng.(10)
Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho người vi phạm 1 bản và đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.
NGƯỜI VI PHẠM XÂY DỰNG
(Ký tên)
ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền họ tên, chức vụ của cảnh sát khu vực
(3): Điền tên đại diện cho UBND phường
(4): Điền tên của người chứng kiến
(5): Điền địa chỉ thường trú của người chứng kiến
(6): Điền tên đại diện tổ dân phố
(7): Điền tên người bị lập biên bản
(8): Điền địa chỉ thường trú của người bị lập biên bản
(9): Điền số lần vi phạm
(10): Điền tên của người bị lập biên bản
4. Quy định về xử lý vi phạm xây dựng:
Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
– Căn cứ theo Điều 58 Xử lý vi phạm hành chính thì khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.
– Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập
– Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
–
– Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
– Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Xử phạt đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình có hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng Điều 8 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không phê duyệt hoặc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không đúng, không đầy đủ nội dung theo quy định.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
+ Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
+ Không tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng đối với các phần việc phải sửa đổi, bổ sung theo quy định;
+ Tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định;
+ Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng khi chưa có nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt hoặc không phù hợp với các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt;
+ Không tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định;
+ Không phê duyệt hoặc phê duyệt không đúng dự toán chi phí khảo sát đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
+ Để năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường hoặc phòng thí nghiệm (nếu có) của nhà thầu khảo sát xây dựng không đảm bảo so với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
+ Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b, điểm đ khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
+ Buộc tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
+ Buộc tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
+ Buộc phê duyệt hoặc buộc phê duyệt lại dự toán với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này (áp dụng trong trường hợp chưa ký hợp đồng kinh tế với nhà thầu khảo sát);
+ Buộc bổ sung năng lực hoặc buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo về năng lực với hành vi quy định tại điểm h khoản 3 Điều này trong quá trình đang thực hiện công tác khảo sát.
Xử phạt đối với nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng theo Điều 27 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm không phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
+ Phiếu kết quả thí nghiệm không đáp ứng các nội dung theo quy định;
+ Không lưu trữ mẫu khảo sát hoặc tài liệu khảo sát theo quy định.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không lập nhiệm vụ khảo sát hoặc không lập phương án kỹ thuật khảo sát;
+ Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
+ Lập nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng hoặc loại hình khảo sát;
+ Thực hiện khảo sát khi chưa có nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt;
+ Thực hiện khảo sát không theo nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt hoặc vi phạm trình tự khảo sát theo quy định;
+ Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định;
+ Không sử dụng bản đồ địa hình hoặc sử dụng bản đồ địa hình không phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch xây dựng;
+ Không thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung trong trường hợp bản đồ khảo sát địa hình chưa phù hợp với hiện trạng, không được lập bởi cơ quan có tư cách pháp nhân tại thời điểm lập quy hoạch xây dựng hoặc chỉ có bản đồ địa chính.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không đúng thực tế khảo sát hoặc không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc sử dụng nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
+ Buộc thí nghiệm lại với phiếu kết quả thí nghiệm có đầy đủ các nội dung theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Buộc lập nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
+ Buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và khảo sát lại với hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
+ Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này đối với trường hợp chủ đầu tư chưa nghiệm thu kết quả khảo sát.