Lẫn chiếm đất đai được xem là một trong những hành vi sai phạm trong quá trình sử dụng đất đai. Đồng thời, hành vi này sẽ bị xử lý xử phạt nghiêm minh theo quy định chung của pháp luật. Bài viết dưới đây về mẫu biên bản vi phạm lấn chiếm đất đai mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thực tiễn vi phạm lấn chiếm đất đai:
Lấn chiếm đất đai là hoạt động pháp lý xoay quanh vấn đề đất đai diễn ra phổ biến tại nước ta.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
– Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định một cách cụ thể về việc chiếm đất. Theo đó, có thể hiểu, chiếm đất là hành vi tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép, không được tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp cho phép. Đồng thời, chiếm đất còn được hiểu là hành vi sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng; hoặc sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Thực tế, hành vi lấn chiếm đất là việc làm trái với quy định của pháp luật. Nó xâm phạm trực tiếp đến quyền quản lý và sử dụng đất do Nhà nước bảo hộ. Như đã phân tích, do hành vi lấn chiếm đất diễn ra phổ biến, vậy nên, Nhà nước đã đưa ra quy định về khái niệm của hành vi để người dân tìm hiểu và nhận diện được hành vi của mình là có vi phạm pháp luật về lấn chiếm đất đai hay không. Song trên thực tế, hành vi này lại diễn ra hết sức phổ biến. Nó được xem là một trong những hành vi sai phạm trong quá trình sử dụng đất đai. Đồng thời, hành vi này sẽ bị xử lý xử phạt nghiêm minh theo quy định chung của pháp luật.
2. Mẫu biên bản vi phạm lấn chiếm đất đai mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về………… (2)
Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…….., tại(3)……….
Căn cứ ………… (4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ………. Chức vụ: …………
Cơ quan: …………
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên:……….. Nghề nghiệp: ………
Nơi ở hiện nay:……………..
b) Họ và tên:………. Nghề nghiệp: ………..
Nơi ở hiện nay:…………..
c) Họ và tên:………. Chức vụ: …………..
Cơ quan:……..
Tiến hành lập
1. Họ và tên: ………… Giới tính: ………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./……… Quốc tịch: …………
Nghề nghiệp:……………….
Nơi ở hiện tại: ……………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……..; ngày cấp:…./…./……..;
nơi cấp:…..
(1. Tên tổ chức vi phạm):….
Địa chỉ trụ sở chính:…………
Mã số doanh nghiệp: ……………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……….
Ngày cấp:…./…./ ……. ; nơi cấp:……
Người đại diện theo pháp luật(6):…… Giới tính: …………
Chức danh(7): …………
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ………..
3. Quy định tại(9)…………
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10):………..
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:……….
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):……….
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):……….
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):…….
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn(12)…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13) …. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày……../……/………., gồm…….. tờ, được lập thành……….. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) …..là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
(Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản)
Lý do ông (bà)(13) …….. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15):…………
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
|
Hướng dẫn:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra;
(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,…), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.
(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.
(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác….
3. Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai:
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP , với hành vi lấn chiếm đất đai, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể có hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
Nghị định 102/2014/NĐ-CP.