Khi có cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục, chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục và xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy, Biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục là gì?
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục là biên bản được lập ra để ghi chép về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và ý kiến của các bên (người vi phạm, người bị thiệt hại, người làm chứng). Mẫu biên bản nêu rõ nội dung vi phạm…
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục được sử dụng để làm căn cứ giải quyết vụ việc vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục và đưa ra hình thức xử phạt đối với người có hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục.
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ
QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số: /BB-VPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-——-——-——-—–
(1)……, ngày…… tháng…… năm……
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Hôm nay, hồi…… giờ…… ngày…… tháng……. năm……. tại ………..
Chúng tôi gồm:(2)
1……. Chức vụ: ………
2….…. Chức vụ: ………..
Với sự chứng kiến của: (3)
1……… Nghề nghiệp/chức vụ:………. Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………
2………… Nghề nghiệp/chức vụ:……….. Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………
Giấy chứng minh nhân dân số:………….. Ngày cấp:……….. Nơi cấp:…………. Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với: Ông (bà)/tổ chức (4):……….
Năm sinh: ……….. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):…………. Địa chỉ: ………..
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:……. Cấp ngày:……Nơi cấp:………
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau(5):
………….
Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm……. khoản…… Điều……. của Nghị định số …./……./NĐ-CP ngày …../……/……. của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): (6)
Họ tên:…………
Địa chỉ: ………..
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:……. Cấp ngày:….Nơi cấp:……
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: .……….
Ý kiến trình bày của người làm chứng: ………..
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):………..
Xét cần thiết để ngăn chặn vi phạm, bảo đảm việc thực hiện pháp luật, chúng tôi yêu cầu: Ông (bà)/tổ chức……….
đình chỉ ngay hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp hành chính sau đây:
……….
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về:……… để cấp có thẩm quyền giải quyết (nếu có).
STT Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ Số lượng Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng (7) Ghi chú (8)
1.
2.
3.
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại (9)……. lúc…… giờ…….. ngày…. tháng…… năm…… để giải quyết vụ vi phạm nêu trên.
Việc lập biên bản kết thúc vào hồi………. giờ……… cùng ngày.
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm…… tờ, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.
Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe (đã đưa cho mỗi người tự đọc), cùng công nhận là đúng, không có ý kiến gì khác, cùng ký tên vào từng trang và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (10): ………
NGƯỜI VI PHẠM
(hoặc ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(hoặc ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:
……(11)….
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản:
…..(12)….
3. Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục:
(1) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
(2) Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
(3) Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
(4) Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
(5) Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
(6) Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
(7) Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.
(8) Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà)…
(9) Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
(10) Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
(11), (12) Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
4. Các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục:
4.1. Thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
Theo Điều 35 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này;
b) Công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại các bộ, cơ quan ngang bộ đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng một phần hai thẩm quyền xử phạt tổ chức.
4.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục:
Theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP, các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục bao gồm:
– Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp và trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên; cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây viết tắt là viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ);
– Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác; văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; phân hiệu của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; cơ sở giáo dục thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tổ chức là pháp nhân không phải cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành giáo viên; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và tổ chức thực hiện dịch vụ gắn với hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục);
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học.
4.3. Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định rõ về hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trục xuất;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
4.4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
2. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học.
3. Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học.
4. Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
5. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.
6. Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học.
7. Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại.
8. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
9. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ.
10. Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
11. Buộc hủy bỏ bản sao văn bằng, chứng chỉ.
12. Buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
13. Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ, văn bản đã cấp.
14. Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục.
15. Buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập.
16. Buộc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án hoặc tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án theo quy định.
17. Buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học.
18. Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học.
19. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai.
20. Buộc thực hiện công khai theo quy định.
21. Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
22. Buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ.