Khi xét thấy cơ quan, tổ chức,. cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị ra quyết định xử phạt và lập biên bản khi tiến hành xử phạt các đối tượng đó. Dưới đây là mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được sử dụng khi cơ quan, người tiến hành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
- 2 2. Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu biên bản ghi chép lại các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm dưới sự chứng kiến của những người được mời tham gia khi lập biên bản để lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm. Trong mẫu biên bản phải ghi rõ thời điểm lập biên bản, nội dung quyết định áp dụng biện pháp xử phạt và có chữ ký xác nhận của người có mặt tham gia làm căn cứ.
Đối với việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính là rất quan trọng bởi lẽ khi bị xử phạt thì người bị áp dụng sẽ có ý thức hơn đối với những hành vi của mình. Theo đó, Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu biên bản được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải đối với người có hành vi vi phạm. Mục đích của mẫu biên bản này là căn cứ để có thể áp dụng xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm.
2. Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải như sau:
MBB01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……./BB-VPHC
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải *
Hôm nay, hồi ……..giờ ……..phút, ngày……/……./…….., tại (2)………
Căn cứ………….. (3)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: …………Chức vụ:………..
Cơ quan : ……….
2. Với sự chứng kiến của (4):
a) Họ và tên: …………Nghề nghiệp: …….
Nơi ở hiện nay:………….
b) Họ và tên: ………Nghề nghiệp: ………….
Nơi ở hiện nay:……….
c) Họ và tên: ………Chức vụ: ………
Cơ quan:…………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức) có tên sau đây:
(1. Họ và tên):……..Giới tính:………..
Ngày, tháng, năm sinh: …../…./………….. Quốc tịch:……….
Nghề nghiệp: ………
Nơi ở hiện tại:……….
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: …………..
(1. Tên tổ chức vi phạm): ………….
Địa chỉ trụ sở chính: ……….
Mã số doanh nghiệp: …………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………
Ngày cấp: …./……./…….;……….nơi cấp:……….
Người đại diện theo pháp luật (5): …….Giới tính:…………..
Chức danh (6):…………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính (7):…………
3. Quy định tại (8)………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (9): ………….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:………
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):…………
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):…………
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (10):………
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn (11) ……….ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (12) ……….. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà) (13) ……….để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày……/……./…….. gồm…. tờ, được lập thành…. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu tên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (12)……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà) (12)….cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (14): ……
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu MBB 01: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.
(3) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;….
(4) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thi người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; nếu điều khiển phương tiện thì phải ghi rõ tên tàu, loại tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, số IMO, tọa độ, hành trình…).
(8) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(10) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(11) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.
(12) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.
(13) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(14) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác….
4. Một số quy định pháp luật liên quan vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
4.1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Trong vi phạm hành chính có rất nhiều lĩnh vực mà cá nhân, tổ chức vi phạm trong đó có lĩnh vực hàng hải. Tại nghị định số 142/2017/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm: xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn; hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển; đăng ký tàu thuyền và bố trí thuyền viên; sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên; về hoa tiêu hàng hải; hoạt động kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu thuyền và hoạt động phá dỡ tàu thuyền; an toàn Công-te-nơ; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải; đào tạo, huấn luyện thuyền viên; hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
Theo đó, có thể thấy trong tất cả mọi lĩnh vực không chỉ riêng lĩnh vực hàng hải thì những hành vi vi phạm nêu trên là những hành vi có thể dẽ thấy bởi lẽ, mọi hoạt động kinh doanh ở vùng biển đều phải được cơ quan có thẩm quyền các cấp cấp các giấy phép hoạt động như xây dựng các cảng biển, kinh doanh tàu thuyền hoặc hoạt động kinh doanh với vận tải biển. Trong trường hợp chủ thể là cá nhân kinh doanh không được cấp giấy phép hoặc hoạt động không đúng nội dung trong giấy phép đều có thể thuộc vào các hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng xử phạt theo pháp luật
4.2. Quy định về lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính:
Có thể thấy, trong
Đối với lĩnh vực hàng hải thì hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa sẽ được xử lý như sau:
Cá nhân, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản với các nội dung bắt buộc phải có gồm: Thời gian, địa điểm lập biên bản; Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; Quyền và thời hạn giải trình. Sau đó, biên bản được lập thành phải chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Tùy theo mức độ vi phạm và các trường hợp vi phạm để tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tuân thủ theo quy định thì phải được lập thành ít nhất 02 bản và có chữ ký của người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Như vậy, tại nghị định số 142/2017/NĐ-CP quy định rõ ràng về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam và cả đối tượng là cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam. Mội hành vi vi phạm được lập thành văn bản để làm căn cứ ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm đó.