Hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với những trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam thì việc tiếp nhận những đối tượng này để phục vụ công tác giám định cần phải lập biên bản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản về tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ là gì?
– Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
– Đối tượng giám định theo trưng cầu hoặc đối tượng giám định theo yêu cầu (sau đây gọi chung là đối tượng giám định) là người đang còn sống, do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa tới sau khi được tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận giám định pháp y tâm thần. Trường hợp đối tượng giám định đã chết hoặc mất tích được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tổ chức pháp y tâm thần sẽ giám định trên hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu cung cấp.
– Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, tiếp tục bỏ trốn và xác minh sự liên quan của người này với sự việc phạm tội.
– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Mẫu biên bản tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ là mẫu biên bản do cơ quan có thẩm quyền lập ra để ghi chép về việc tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ, trong đó có những nội dung như thành phần các bên liên quan, về đối tượng giám định, các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định,…
Mẫu biên bản tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ được sử dụng để ghi nhận sự kiện liên quan đến tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ nhằm làm căn cứ xác định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý đối tượng giám định đang bị giam giữ.
2. Mẫu biên bản về tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…..(2), ngày ……. tháng …… năm
BIÊN BẢN TIẾP NHẬN
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH ĐANG BỊ GIAM GIỮ
Vào lúc …… giờ …… phút, ngày……..tháng…….năm …… tại (ghi tên Tổ chức giám định)…………..
Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định/giám định bổ sung/ giám định lại số:…….. ngày …….tháng…….năm …….
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao (cơ quan trưng cầu):
Ông/ Bà: ………. Chức vụ: ……… Điện thoại: ………
Cơ quan:……
Đại diện bên nhận:
Ông/ Bà: …… Chức vụ: ………. Điện thoại: …….….
Khoa: ……….
Tổ chức giám định: …………
Người quản lý đối tượng giám định:
Ông/ Bà: ……. Chức vụ: ……. Điện thoại: …………
Cơ quan: ……………
Đã tiến hành giao, nhận đối tượng giám định theo quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần nêu trên.
1. Đối tượng giám định: (3)
Họ và tên: …………
Năm sinh: ………… Giới tính: ………
Quê quán: …………
Nơi thường trú: ……………
2. Tình trạng đối tượng giám định khi tiếp nhận: (4)…………
3. Tài liệu, đồ vật có liên quan đến đối tượng giám định:………
Biên bản được lập thành 03 bản, vào hồi……giờ…….phút, ngày…….tháng……. năm………. .
Mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
Những người có tên trên đã đọc lại, nhất trí và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Người quản lý đối tượng giám định
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản về tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ:
Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Hướng dẫn cụ thể:
(1) Người lập biên bản cần ghi rõ tên của Tổ chức giám định (Viện/Trung tâm)
(2) Người lập biên bản ghi rõ địa danh tỉnh nơi Tổ chức giám định đặt trụ sở
(3) Người lập biên bản cần ghi rõ ràng và đầy đủ những thông tin liên quan đến đối tượng giám định như họ và tên, ngày thàng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú….(đây là cơ sở để cơ quan kiểm tra xem có đúng đối tượng cần giám định hay không, phòng trường hợp có sự đánh tráo người).
(4) Nêu rõ tình trạng của đối tượng giám định: bình thường hay đang mắc bệnh, ghi cụ thể bệnh mà đối tượng giám định đang mắc phải… (việc này giúp xác định trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý đối tượng giám định)
Một số lưu ý:
– Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định.
– Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
– Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
– Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tức là cũng phải lập biên bản.
4. Quy trình giám định pháp y tâm thần:
– Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
a) Hồ sơ trưng cầu giám định theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Mục I, hồ sơ yêu cầu giám định theo quy định tại điểm 3.4 khoản 3 Mục I Quy trình này. Hồ sơ phải được gửi tới tổ chức pháp y tâm thần trước ít nhất là 10 ngày làm việc để nghiên cứu, xem xét, quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và phân công người thực hiện giám định;
b) Việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và giao nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, Điều 27 Luật giám định tư pháp;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, tổ chức pháp y tâm thần phải có văn bản trả lời người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về việc tiếp nhận đối tượng giám định. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận trưng cầu hay yêu cầu giám định thì trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối.
– Từ chối giám định:
Tổ chức pháp y tâm thần từ chối giám định khi có một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 11 Luật giám định tư pháp.
– Tiếp nhận đối tượng giám định:
Sau khi Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận bằng văn bản, người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa đối tượng giám định đến bàn giao cho tổ chức pháp y tâm thần. Việc giao, nhận đối tượng giám định thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 27 Luật giám định tư pháp và phải lập biên bản giao nhận đối tượng giám định theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này, tùy theo đối tượng giám định.
– Phân công người tham gia giám định:
Thủ trưởng tổ chức pháp y tâm thần ra quyết định phân công người tham gia giám định pháp y tâm thần. Các giám định viên pháp y tâm thần được phân công tham gia giám định pháp y tâm thần (sau đây gọi tắt là giám định viên tham gia giám định) hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp, trong đó phân công một giám định viên chủ trì và một giám định viên thư ký.
– Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Giám định viên được phân công tham gia giám định phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định cung cấp. Trường hợp cần thiết, giám định viên tham gia giám định thống nhất yêu cầu tổ chức trưng cầu hoặc người yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc cử giám định viên trực tiếp cùng người được người trưng cầu hoặc yêu cầu giám định đi thu thập thêm tài liệu. Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.
– Theo dõi đối tượng giám định:
a) Đối tượng giám định được đưa vào buồng theo dõi. Trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera.
b) Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép tỷ mỉ, đầy đủ mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định:
– Trường hợp cần điều trị cho đối tượng giám định: Đối tượng giám định được tổ chức pháp y tâm thần hội chẩn theo quy định của Bộ Y tế và thống nhất hướng điều trị. Ngoài giờ hành chính, đối tượng giám định cần xử trí cấp cứu thì bác sĩ trực khám, xử trí và ghi chép diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định giám định pháp y tâm thần.
– Thời gian theo dõi giám định tối đa là 06 (sáu) tuần/01 (một) đối tượng giám định.
Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định, giám định viên tham gia giám định thống nhất báo cáo Thủ trưởng tổ chức pháp y tâm thần để xem xét quyết định việc kéo dài thời gian theo dõi và
– Khám lâm sàng đối tượng giám định:
a) Khám tâm thần: khám chi tiết, tỷ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần;
b) Khám nội khoa và khám thần kinh;
c) Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết);
Giám định viên tham gia giám định phải trực tiếp khám lâm sàng đối tượng giám định trước khi giám định.
Giám định viên làm nhiệm vụ thư ký ghi chép đầy đủ mọi diễn biến lâm sàng vào bệnh án theo dõi giám định.
– Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định:
a) Các xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học);
– Xét nghiệm nước tiểu;
– X. quang tim, phổi thẳng hoặc có thể chỉ định chụp nghiêng;
– X. quang sọ não thẳng và nghiêng;
– Điện não đồ;
– Điện tâm đồ;
– Các trắc nghiệm tâm lý.
b) Các xét nghiệm khác: Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ
định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm sau và chịu trách nhiệm về chỉ định của mình:
– Lưu huyết não;
– CT.Scanner sọ não hoặc MRI sọ não;
– Xét nghiệm HIV;
– Xét nghiệm khác khi cần thiết.
– Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.
– Họp giám định viên tham gia giám định:
+ Giám định viên thư ký báo cáo tóm tắt hồ sơ vụ án và diễn biến quá trình theo dõi giám định;
+ Giám định viên tham gia giám định trực tiếp thăm khám lâm sàng đối tượng giám định, nêu ý kiến của mình;
+ Thảo luận, kết luận giám định và biên bản giám định.
– Kết luận giám định và biên bản giám định:
Căn cứ vào: kết quả nghiên cứu tài liệu của đối tượng giám định; các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ mắc bệnh/không mắc bệnh của từng đối tượng giám định; từng vụ việc cụ thể liên quan đến đối tượng giám định, giám định viên tham gia giám định đưa ra kết luận giám định và biên bản giám định.
Kết luận giám định, biên bản giám định phải trả lời đầy đủ các nội dung của quyết định trưng cầu hoặc của yêu cầu giám định và được lập thành văn bản.
Giám định viên tham gia giám định đều phải ký vào kết luận giám định và biên bản giám định. Nếu có giám định viên không thống nhất thì ghi rõ ý kiến của giám định viên đó. Giám định viên có quyền bảo lưu kết luận của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
a) Kết luận về y học:
– Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ
– Họ và tên
– Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (ghi mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
b) Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (trong từng thời điểm, đặc biệt tại thời điểm xảy ra vụ việc):
– Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi;
– Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi;
– Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.
– Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ
a) Lập hồ sơ giám định:
Ngoài các tài liệu theo quy định tại điểm 3.3 hoặc điểm 3.4 khoản 3 Mục I Quy trình này, hồ sơ giám định còn có các tài liệu kèm theo (các bút lục sử dụng trong quá trình giám định pháp y tâm thần):
–
– Văn bản ghi nhận quá trình giám định, bao gồm: Bệnh án theo dõi giám định; Biên bản giám định pháp y tâm thần;
– Kết luận giám định;
– Ảnh đối tượng giám định;
– Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).
b) Hồ sơ giám định do tổ chức pháp y tâm thần lưu trữ. Thời gian lưu trữ hồ sơ giám định theo quy định của pháp luật về lưu trữ (lưu trữ vĩnh viễn).
– Kết thúc giám định:
a) Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định. Tùy theo đối tượng giám định mà hai bên ký biên bản bàn giao đối tượng giám định (đối tượng giám định có lệnh tạm giam hoặc không có lệnh tạm giam);
b) Trả kết luận giám định và biên bản giám định: tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định và biên bản giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận) hoặc trả gián tiếp theo đường bưu điện, có dấu xác nhận của bưu điện (thư bảo đảm).