Thi hành án dân sự được áp dụng với những người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải thực hiện cả nghĩa vụ dân sự hoặc áp dụng với những người phải chịu trách nhiệm thi hành bồi thường, thực hiện trách nhiệm dân sự. Vậy Biên bản tự nguyện thi hành án dân sự được lập như thế nào?
Dưới đây là Mẫu Biên bản tự nguyện thi hành án dân sự mới và chuẩn nhất được quy định tại Mẫu 2c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu Biên bản tự nguyện thi hành án dân sự mới và chuẩn nhất:
- 2 2. Tại sao lại có quy định về việc tự nguyện thi hành án dân sự?
- 3 3. Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự được quy định trong bao lâu?
- 4 4. Quy trình, thủ tục thi hành án dân sự hiện nay:
- 4.1 4.1. Cơ quan Thi hành án ra Quyết định thi hành án:
- 4.2 4.2. Cơ quan Thi hành án gửi Quyết định thi hành án:
- 4.3 4.3. Cơ quan Thi hành án thông báo về việc thi hành án:
- 4.4 4.4. Xác minh điều kiện để thi hành án:
- 4.5 4.5. Cơ quan Thi hành án thực hiện cưỡng chế thi hành án:
- 4.6 4.6. Cơ quan thi hành án thanh toán tiền thi hành án:
- 4.7 4.7. Hoàn tất và kết thúc việc thi hành án:
1. Mẫu Biên bản tự nguyện thi hành án dân sự mới và chuẩn nhất:
Dưới đây là Mẫu Biên bản tự nguyện thi hành án dân sự được ban hành tại Mẫu 2c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
BIÊN BẢN TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Hôm nay, vào hồi……giờ……ngày…tháng…..năm…….tại:…………
Căn cứ Bản án số………ngày …tháng….năm………của …………
Chúng tôi gồm có:
1. Đại diện Trại giam ( hoặc trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện):
Ông, (bà):……………
Chức vụ:…………
2. Họ và tên người tự nguyện thi hành án dân sự:……………
CMND số ….., Công an …………….. cấp ngày …. tháng ….năm……………
Địa chỉ:……………
Tiến hành lập biên bản về việc tự nguyện thi hành án dân sự theo Bản án số ….
ngày…..tháng……năm……….của………………
Tự nguyện thi hành khoản:
Tiền: ………………
Giấy tờ:
– Số giấy tờ gồm:……………..
– Tên giấy tờ:……………
– Số lượng: ……………
– Tình trạng giấy tờ:…………..
4. Nội dung:
Nộp giấy tờ, tiền án phí, tiền phạt, … bồi thường ……………theo Bản án số…. ngày….tháng….năm……..của
Biên bản lập xong hồi……..giờ……..cùng ngày, lập thành…..bản, đã đọc lại cho mọi người có tên nêu trên cùng nghe, nhất trí, ký tên.
NGƯỜI TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN (ký, họ tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (ký, họ tên)
| ĐẠI DIỆN TRẠI GIAM, TTG, CƠ QUAN THAHS CA CẤP HUYỆN (ký, họ tên, đóng dấu)
|
(Biên bản lập thành 03 bản, người tự nguyện thi hành án giữ 01 bản, bên lập biên bản giữ 01 bản; gửi cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm 01 bản).
2. Tại sao lại có quy định về việc tự nguyện thi hành án dân sự?
Theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự hiện hành thì Nhà nước đang khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án khi có quyết định thi hành án. Tại Điều 9
– Biện pháp thứ nhất, đương sự tự nguyện thi hành án;
– Biện pháp thứ hai, cưỡng chế thi hành án do không tự nguyện thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tự nguyện thi hành án hiện nay được Nhà nước khuyến khích thực hiện và được thực hiện theo cơ chế đơn giản và thuận tiện hơn cho người phải thi hành án. Theo đó, việc tự nguyện thi hành án được thực hiện đảm bảo thuận tiện cho cả người được thi hành án và người phải thi hành án dân sự. Cụ thể ý nghĩa của tự nguyện thi hành án mang lại cho từng đối tượng như sau:
– Thứ nhất, ý nghĩa của việc tự nguyện thi hành án đối với người được thi hành án:
+ Người được thi hành án có thể đơn phương tự nguyện đồng ý cho bên phải thi hành án hoãn thi hành án, thời gian hoãn do bên được thi hành án quyết định;
+ Người được thi hành án có thể đơn phương tự nguyện từ bỏ quyền và lợi ích của họ được hưởng theo bản án quyết định, nếu việc từ bỏ này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc người khác.
– Thứ hai, ý nghĩa của việc tự nguyện thi hành án đối với người thực hiện thi hành án. Đây là đối tượng phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại quyết định hoặc bản án của Toà án nên việc tự nguyện thi hành án mang đến nhiều lợi ích cho đối tượng này. Do đó khi người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì sẽ có nhiều ý nghĩa, thuận lợi như:
+ Được cơ quan thi hành án và các Chấp hành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc trực tiếp thi hành án. Việc tạo điều kiện thuận lợi này có thể là được chấp nhận cho người phải thi hành án thực hiện một phần trong các điều khoản phải thi hành án hoặc có thể thực hiện đầy đủ, kịp thời và thực hiện đúng so với quyết định, bản án của Toà án;
+ Được Nhà nước động viên, khích lệ, ghi nhận sự tự nguyện chấp hành quyết định của pháp luật.
3. Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự được quy định trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì thời hạn tự nguyện thi hành án được ấn định là 10 ngày kể từ ngày mà người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc nhận được
Theo đó, nếu đương sự- người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án do việc thi hành án là nghĩa vụ phải thực hiện của cá nhân, cơ quan hay tổ chức theo bản án, quyết định của Toà án được thi hành. Do đó, nếu không tự nguyện thi hành án thì sẽ chuyển sang hình thức thi hành án là cưỡng chế.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền thi hành án do chấp hành viên hoặc thừa phát lại quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành.
4. Quy trình, thủ tục thi hành án dân sự hiện nay:
Việc thi hành án dân sự được cơ quan Thi hành án trực tiếp ra quyết định thi hành và giải quyết việc thi hành án. Theo đó, để giải quyết thi hành một quyết định, bản án thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
4.1. Cơ quan Thi hành án ra Quyết định thi hành án:
Cơ quan Thi hành án dân sự sau khi nhận bản án, quyết định của Toà án nếu thấy đủ điều kiện thi hành án thì sẽ vào sổ tiếp nhận và ra Quyết định thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự hiện hành.
Chi cục trưởng cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ra Quyết định thi hành án và có thẩm quyền phân công Chấp hành viên trực tiếp thực hiện thi hành án đối với phần bản án, quyết định như sau:
– Trả lại tiền hoặc tài sản cho các đương sự;
– Thực hiện hình phạt tiền, truy thu tiền hoặc tài sản thu lợi bất chính của người bị kết án và trực tiếp truy thu án phí, lệ phí xét xử của Toà án;
– Tịch thu để sung công quỹ Nhà nước; tịch thu và tiêu huỷ vật chứng hoặc tài sản cần phải tiêu huỷ; thực hiện truy thu các khoản thu khác cho Nhà nước;
– Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện phải thu hồi;
– Quyết định của Toà án về giải quyết phá sản;
– Quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
4.2. Cơ quan Thi hành án gửi Quyết định thi hành án:
Đối với Quyết định về thi hành án thì sẽ gửi về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thông báo và phê duyệt;
Đối với Quyết định cưỡng chế thi hành án thì Cơ quan Thi hành án gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án hoặc gửi đến cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế của Cơ quan Thi hành án.
4.3. Cơ quan Thi hành án thông báo về việc thi hành án:
Cơ quan Thi hành án có trách nhiệm thông báo về Quyết định thi hành án cho đương sự, cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án để họ nắm bắt và thực hiện theo nội dung của quyết định. Theo đó, cơ quan Thi hành án có trách nhiệm thực hiện việc thông báo tới những người tham gia thi hành án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra Quyết định thi hành án. Cần lưu ý việc thông báo phải được niêm yết công khai và hải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.4. Xác minh điều kiện để thi hành án:
Việc xác minh điều kiện thi hành án phải được lập thành biên bản và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/ trưởng thôn, của Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn, xác nhận của đại diện công an cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền xác minh.
4.5. Cơ quan Thi hành án thực hiện cưỡng chế thi hành án:
Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự được quy định là 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhân được Quyết định thi hành án. Tuy nhiên hết thời hạn này mà người phải thi hành án không thực hiện một cách tự nguyện thì sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành án.
4.6. Cơ quan thi hành án thanh toán tiền thi hành án:
Cơ quan thi hành án sau khi thu được tiền thi hành án thì sẽ chi trả cho các bên có quyền được hưởng theo quyết định, bản án của Toà án đã công bố.
4.7. Hoàn tất và kết thúc việc thi hành án:
Việc thi hành án dân sự được kết thúc khi:
– Có quyết định đình chỉ thi hành án;
– Đương sự đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong quyết định hoặc bản án của Toà án;
– Có quyết định về việc trả đơn yêu cầu thi hành án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
– Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân.