Hoạt động bồi thường nhà nước được thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định trong đó có hoạt động trao quyết định giải quyết bồi thường cho các chủ thể trong bồi thường Nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường là gì?
Theo quy định tại Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 quy định, thì “ Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.”, từ quy định này hiểu rằng việc trao quyết định giải quyết bồi thường là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền ở đây là Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường bàn giao Quyết định giải quyết bồi thường cho chủ thể được nhận là người yêu cầu bồi thường mà thời điểm tiến hành trao quyết định đó chính là ngay tại buổi thương lượng giải quyết bồi thường.
Từ quy định trên, rút ra được Biên bản giao quyết định giải quyết bồi thường là văn bản được lập tại buổi thương lượng giải quyết bồi thường khi Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành giao Quyết định giải quyết bồi thường cho người yêu cầu bồi thường. Đây là văn bản thể hiện các chủ thể tham gia hoạt động trao quyết định bồi thường cũng như các quan điểm, ý kiến, hoạt động đã diễn ra khi trao quyết định bồi thường.
Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường là văn bản được dùng để ghi nhận lại các thông tin liên quan đến hoạt động trao quyết định giải quyết bồi thường như các thông tin về chủ thể tham gia, trình tự tiến hành trao quyết định,…
2. Quy định về hoạt động trao quyết định giải quyết bồi thường:
Tại Khoản 1 Điều 47. Quyết định giải quyết bồi thường trong
“1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.”
Từ quy định trên thì có thể hiểu lập biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường là hoạt động bắt buộc khi tiến hành trao quyết định giải quyết bồi thường cho người yêu cầu bồi thường dù người yêu cầu bồi thường nhận hay không nhận quyết định quyết quyết bồi thường được trao. Thể thức của biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường phải tuân theo mẫu được ban hành và có chữ ký của đại diện các thành phần tham gia thương. Các thành phần tham gia thương lượng bao gồm: Người yêu cầu bồi thường; Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; Người giải quyết bồi thường; Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong lĩnh vực tố tụng hình sự; Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có); Cá nhân, đại diện tổ chức khác (nếu có); Người thi hành công vụ gây thiệt hại (nếu có). Cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước tiến hành gửi Quyết định giải quyết bồi thường cho người yêu cầu bồi thường trong vòng 05 ngày làm việc tính từ khi lập Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường.
Hậu quả pháp lý của việc không nhận Quyết định giải quyết bồi thường đó chính là đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường. Cơ sở pháp lý quy định về vấn đề này đó chính là quy định tại điểm đ, Khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017: “đ) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường.” Đối với quy định này, thì kể cả khi trong biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường đã nêu hậu quả về việc nếu người yêu cầu bồi thường cố tình không nhận Quyết định giải quyết bồi thường, người yêu cầu đã biết về hậu quả này mà vẫn cố tình không nhận thì sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường. Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường tức là sẽ không tiếp tục thực hiện yêu cầu bồi thường nữa, và trong trường hợp này khi đã có quyết định giải quyết bồi thường thì người yêu cầu bồi thường sẽ không có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường lần nữa. Quy định về việc nếu người yêu cầu bồi thường cố tình không nhận Quyết định khi đã biết hậu quả về việc không nhận quyết định thì sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường là hoàn toàn hợp lý, vì lúc này người yêu cầu đã biết và họ lựa chọn từ chối quyền được giải quyết yêu cầu bồi thường của mình, nên cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có cơ sở để không tiếp tục tiến hành giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Mẫu Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường và soạn thảo biên bản:
Mẫu Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường là mẫu số 10/BTNN trong Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BIÊN BẢN
Trao quyết định giải quyết bồi thường
Hôm nay, vào hồi….giờ…phút ngày …. / …../ ……, tại……..(1)….., chúng tôi gồm:
1. Người yêu cầu bồi thường
Họ và tên: …….
Địa chỉ……
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường (nếu có)
Họ và tên: …….
Giấy tờ chứng minh nhân thân:……
3. Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường
Ông/Bà……Chức vụ:…….
4. Người giải quyết bồi thường
Ông/Bà……Chức vụ:…….
5. Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Ông/Bà………Chức vụ:…….
Đơn vị công tác:..……
6. Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có)
Ông/Bà……Chức vụ:…….
Đơn vị công tác:..……
7. Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền (áp dụng trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự)
Ông/Bà………Chức vụ:…….
Đơn vị công tác:..……
8. Cá nhân, tổ chức khác (nếu có)
Ông/Bà………
Giấy chứng minh nhân thân:……..
Địa chỉ:..……
9. Người thi hành công vụ gây thiệt hại (nếu có)
Họ và tên:……..
Giấy chứng minh nhân thân:………
Đơn vị công tác:………
Việc trao Quyết định giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
…….(2)…
Biên bản được lập thành…..(bản) vào hồi….giờ….phút ngày…./…./….. và đã được đọc cho những người tham gia cùng nghe và nhất trí cùng ký tên dưới đây./.
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người giải quyết bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong lĩnh vực tố tụng hình sự
(nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cá nhân, đại diện tổ chức khác (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người thi hành công vụ gây thiệt hại (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường Mẫu 10/BTNN:
Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường được Bộ Tư pháp hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi địa điểm theo địa điểm trong Biên bản kết quả thương lượng.
(2) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp người yêu cầu bồi thường nhận quyết định giải quyết bồi thường thì ghi:
“……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)…..trao Quyết định giải quyết bồi thường số..…….ngày ………..của…………cho Ông/Bà…(tên người yêu cầu bồi thường)………. trước sự chứng kiến của những người có mặt tại buổi thương lượng.”
– Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì ghi:
“……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)….đã trao Quyết định giải quyết bồi thường số..…….ngày ………..của…………nhưng Ông/Bà…(tên người yêu cầu bồi thường)…đã từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường trước sự chứng kiến của những người có mặt tại buổi thương lượng.
Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà Ông/Bà không nhận quyết định giải quyết bồi thường,……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)… sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, Ông/Bà không có quyền yêu cầu …..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)… giải quyết lại yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu