Khi vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng hoặc các vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc trường hợp phải tiêu hủy sẽ bị tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Quá trình này được ghi nhận qua biên bản tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ là gì, mục đích của mẫu đơn?
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Mẫu biên bản ghi chép tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ là văn bản được lập ra để ghi chép về việc tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ, mẫu nội dung nêu rõ nội dung tiêu hủy, thời gian địa điểm lập biên bản…
Mục đích của biên bản ghi chép tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ: mẫu đơn nhằm mục đích ghi lại quá trình làm việc của bên thanh lý và bên tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Mẫu biên bản tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
Tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ
– Căn cứ Thông tư số …./…../TT-BCA ngày …./…../….. của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Căn cứ Biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ của Hội đồng thanh lý ngày……/…../…
Hôm nay, vào hồi…….giờ….ngày……tháng…….năm……..tại …………(1)
Chúng tôi gồm: (2)
1-………Chức vụ, đơn vị ……Chủ tịch hội đồng.
2-………Chức vụ, đơn vị ……Thành viên.
3-………Chức vụ, đơn vị …… Thành viên.
Đã tổ chức tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ (có bản thống kê chi tiết kèm theo)
Hình thức tiêu hủy: …….
Kết quả tiêu hủy (3): …………
Biên bản lập xong hồi…….giờ…….ngày…….tháng…….năm……….đã đọc lại cho những người có tên ghi trong biên bản này nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây.
Biên bản lập thành……..bản, mỗi người có tên trong biên bản giữ 01 bản./.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản:
(1) Người soạn thảo biên bản cần chú ý đảm bảo chính xác cả nội dung và hình thức của biên bản, ghi ngày tháng và địa điểm lập biên bản;
(2) Ghi rõ họ tên và chức vụ của bên tiêu hủy;
(3) Ghi rõ kết quả thực tế của việc làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ.
4. Những quy định liên quan đến tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ:
4.1. Tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Được quy định tại Điều 9 Thông tư số 31/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (đã hết hiệu lực).
– Thành lập Hội đồng và phê duyệt phương án tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau:
Ở Bộ Công an: Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật quyết định thành lập Hội đồng và phê duyệt phương án tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Hội đồng tiêu hủy do đại diện lãnh đạo Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cấp phòng của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp; lãnh đạo cơ quan Môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy.
Ở cấp tỉnh: Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy và phê duyệt phương án tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Hội đồng tiêu hủy do đại diện lãnh đạo Phòng Hậu cần – Kỹ thuật làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác là đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan Môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy.
Ở cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng và phê duyệt phương án tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Hội đồng tiêu hủy do đại diện lãnh đạo Công an cùng cấp làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác là đại diện cơ quan Quân sự hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật về quân khí của Công an cấp tỉnh, cơ quan Môi trường cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy.
– Việc tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ được tiến hành như sau:
Tổ chức thực hiện đúng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng phương tiện bảo đảm an toàn để vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ đến địa điểm tiêu hủy.
Bố trí lực lượng bảo vệ, có biển cảnh báo tại khu vực tiêu hủy.
Quá trình tiêu hủy phải liên tục cho đến khi làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ bị tiêu hủy.
Lập biên bản về kết quả tiêu hủy.
– Tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ có nguy cơ mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Thủ trưởng các Cục nghiệp vụ quyết định tiêu hủy và báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật kết quả tiêu hủy.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện quyết định tiêu hủy và báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý kết quả tiêu hủy.
4.2. Kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
Được quy định tại Điều 10 Thông tư số 31/2012/TT-BCA
– Kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an, để chi cho các khoản sau đây:
Công tác tuyên truyền, vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Xây dựng kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sau tiếp nhận, thu gom được; mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quân khí.
Các khoản chi khác phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
– Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự trù kinh phí hàng năm phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của đơn vị, địa phương mình gửi Cục Tài chính.
– Cục Tài chính tổng hợp, lập dự trù kinh phí chung của Bộ Công an phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên cơ sở dự trù kinh phí của Công an các đơn vị, địa phương trình lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.
4.3. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Công an:
Được quy định tại Điều 11 Thông tư số 31/2012/TT-BCA
– Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền.
Tham mưu với Bộ Công an tổ chức mở đợt vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên phạm vi toàn quốc.
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, các đơn vị có liên quan thực hiện việc tuyên truyền về công tác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tổ chức tiếp nhận và chuyển giao cho Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp số vũ khí, công cụ hỗ trợ do các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Công an giao nộp mà Cục trực tiếp quản lý, cấp giấy phép sử dụng.
Phối hợp với Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức tập huấn, huấn luyện về chuyên môn quân khí cho cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
Sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Dự trù kinh phí bảo đảm tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý.
Đề xuất khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định.
Kiểm tra, phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm đối với việc chấp hành các quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định.
– Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội:
Hướng dẫn, kiểm tra việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được và thực hiện phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc thẩm quyền; thành lập Hội đồng thanh lý; thành lập Hội đồng và phê duyệt phương án tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và các đơn vị khác thuộc Bộ Công an chuyển giao.
Tham mưu với Bộ Công an ban hành văn bản quy định về kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi quản lý.
Dự trù kinh phí bảo đảm chi mua sắm phương tiện, thiết bị, kinh phí phục vụ công tác tập huấn về chuyên môn quân khí và các khoản chi cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân biên soạn giáo trình, tổ chức tập huấn về chuyên môn quân khí cho cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
Quy định việc kiểm tra, chuyển loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trang bị, sử dụng trong ngành Công an.
– Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Thông tư này.
Như vậy việc tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng hoặc các vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc trường hợp phải tiêu hủy cần thực hiện theo quá trình tiêu hủy của Thông tư số 31/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quá trình tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được ghi nhận bằng biên bản tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Các đơn vị có trách nhiệm tiêu hủy cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, tuân thủ quá trình tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ.