Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định thì phải có biên bản ghi chép lại việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định vậy muốn biết Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định là gì?
Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định là biên bản với các nội dung, thông tin về… về tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định
Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định là biên bản để ghi chép lại quá trình tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định và làm tài liệu, bằng chứng trong một số trường hợp cần thiết
2. Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày …. tháng ….. năm …….
BIÊN BẢN TIẾP NHẬN HỒ SƠ YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH
Hồi ………. giờ ……… phút, ngày …… tháng …… năm 20 ……
Căn cứ Văn bản yêu cầu giám định ngày ……. tháng …… năm ……
Của: ……………
Tại: (tên, địa chỉ tổ chức giám định Pháp y tâm thần) ……………
Chúng tôi gồm:
Bên giao:
Ông/ Bà: ……………….. Chức vụ: ………………….. Điện thoại: …………………….
Số CMND: …………………. ngày cấp ……………… nơi cấp ………………..………
Đại diện cơ quan/gia đình: ……………
Quan hệ với đối tượng giám định: ……………..
Bên nhận:
Ông/ Bà: …………….. Chức vụ: ………….. Điện thoại: …………
Đại diện tổ chức Pháp y tâm thần: …………
Đã tiến hành giao, nhận hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của đối tượng:
Họ và tên: …………………………… Năm sinh: …………….. Giới tính: ……………
Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………
1. Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần nêu trên.
2. ……… bút lục, được đánh số từ 01 đến …. (có bảng kê kèm theo);
Ngoài ra hai bên không giao, nhận tài liệu gì khác.
Biên bản được lập thành 02 bản, hoàn tất hồi …… giờ ….. phút, ngày …… tháng …… năm …… Mỗi bên giữ 01 bản.
Những người có tên trên cùng đọc lại và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
3.Hướng dẫn làm biên bản:
Chúng tôi gồm:
Bên giao:
Ông/ Bà:.. Chức vụ:….. Điện thoại: ……
Số CMND: …. ngày cấp… nơi cấp ……
Đại diện cơ quan/gia đình: ……
Quan hệ với đối tượng giám định: …
Bên nhận:
Ông/ Bà: .. Chức vụ:…….. Điện thoại:
Đại diện tổ chức Pháp y tâm thần: ……
Đã tiến hành giao, nhận hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của đối tượng:
Họ và tên:… Năm sinh:.. Giới tính:
Nơi thường trú: …
– Lưu ý: Biên bản được lập thành 02 bản
– các thông tin về hồ sơ cần ghi rõ ràng các giấy tờ gồm có và kiểm tra chính xác hồ sơ nhận
4. Các thông tin liên quan:
Quy định chung:
– Yêu cầu giám định là việc đương sự tự mình yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định với điều kiện tiên quyết là đương sự đã yêu cầu
. – Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 22
– Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải
– Việc Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự được thể hiện dưới 02 dạng hành vi là trực tiếp ban hành thông báo từ chối yêu cầu, và dạng hành vi thứ hai là không có văn bản thể hiện việc chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu khi đã hết thời hạn thông báo là 07 ngày.
– Việc thừa nhận 02 dạng hành vi nêu trên, thực tiễn gặp phải khó khăn trong trường hợp Tòa án không ban hành văn bản từ chối, thì đương sự chứng minh cho tổ chức được yêu cầu giám định như thế nào về việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự?
– Ngoài ra Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Đối với những yêu cầu giám định được đưa ra sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm đều không được chấp nhận
Khó Khăn:
– Thứ nhất, hiểu như thế nào về “quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm”. Bởi, sau khi yêu cầu Tòa án tiến hành trưng cầu giám định và bị Tòa án từ chối thì đương sự mới có quyền tự yêu cầu giám định. Vậy xác định thời hạn quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm có ý nghĩa giúp Tòa án, đương sự xác định được đầy đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, tránh những chứng cứ tài liệu mới phát sinh làm thay đổi toàn diện vụ án, ảnh hưởng chất lượng tranh tụng, tiếp cận chứng cứ của các đương sự.
Theo cách hiểu như vậy sẽ gặp phải bất cập (bất cập này được nêu tại đoạn sau của bài viết), ngoài ra mặc dù yêu cầu giám định đưa ra trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tuy nhiên kết luận giám định nhận được sau thời điểm trên thì liệu ý nghĩa nêu trên có được đảm bảo. Ngoài ra, khi gửi tài liệu giám định, thì người yêu cầu chỉ cần chứng minh văn bản về việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định, nay quy định nêu trên đồng nghĩa với việc người yêu cầu phải gửi kèm cả tài liệu chứng minh vụ việc dân sự đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì liệu có phù hợp? và tài liệu chứng minh này là tài liệu gì?
– Thứ hai: Pháp luật chỉ xác định thời điểm chấm dứt quyền mà không có thời hạn tối thiểu thực hiện quyền yêu cầu giám định dẫn đến nhiều trường hợp quyền yêu cầu không được thực hiện. Cụ thể, thời điểm xác lập quyền yêu cầu của đương sự là thời điểm Tòa án thông báo không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định, vậy vấn đề đặt ra trong trường hợp thời điểm này là thời điểm gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử dẫn đến việc Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, do đó thời hạn này rất ngắn, và đương sự không kịp thực hiện yêu cầu giám định của mình
Các loại giám định:
+ Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế (Điều 12 Luật GĐTP).
+ Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng… (Điều 20 Luật GĐTP).
+ Theo quy định của
+ Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng” (Điều 255).
+Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì “giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm” (khoản 11 Điều 3)
Căn cứ vào phân tích như trên thì việc giám định cho các đối tượng khác nhau cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và khi tiếp nhận hồ sơ hồ sơ yêu cầu giám định cần lập thành biên bản ghi lại quá trình và nội dung tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định để làm bằng chứng chứng minh hoặc làm tài liệu trong trường hợp cụ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết về Mẫu biên bản tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, Hướng dẫn làm biên bản chi tiết cùng các thông tin liên quan