Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia. Biên bản bắt buộc phải được xác lập.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thực nghiệm điều tra là gì?
Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra tội phạm được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận hành vi, sự kiện, hiện tượng đó. khi cần phải kiểm tra và xác minh các tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Có bốn loại thực nghiệm điều tra được tiến hành để kiểm tra lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng về quá trình diễn biến của sự việc xảy ra.
Mẫu biên bản về việc thực nghiệm điều tra là mẫu biên bản nêu rõ thông tin vụ án khi thực nghiệm điều tra, là căn cứ pháp lý quan trọng trong vụ án
Mẫu biên bản về việc thực nghiệm điều tra là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thực nghiệm điều tra.
2. Biên bản thực nghiệm điều tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
BIÊN BẢN THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA
Hồi………..giờ………..ngày ………..tháng ……….năm ……………… tại …………….
Thi hành Quyết định thực nghiệm điều tra số: …………………. ngày ……….. tháng …….. năm… của …….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……. Điều tra viên chủ trì thực nghiệm điều tra
thuộc Cơ quan ……..
Ông/bà: ……
Ông/bà: ……
Ông/bà Kiểm sát viên ……..
thuộc Viện kiểm sát……..
Ông/bà ……… là người chứng kiến.
Ông/bà (1) ……
Ông/bà (2) …..
Căn cứ Điều 178 và Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản thực nghiệm điều tra về tình tiết/sự việc (3) …….
Phương tiện thực nghiệm điều tra gồm:
Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành trong điều kiện (4): ……….
Phương pháp và kết quả thực nghiệm (5): ………..
Việc thực nghiệm điều tra kết thúc hồi ………. giờ ……… ngày……… tháng …………. năm ……
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
NGƯỜI THAM GIA THỰC NGHIỆM
NHÀ CHUYÊN MÔN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
NGƯỜI BÀO CHỮA
ĐIỀU TRA VIÊN
KIỂM SÁT VIÊN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn lập biên bản thực nghiệm điều tra:
(1) Ghi rõ họ tên nhà chuyên môn tham gia (nếu có);
(2) Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia;
(3) Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác;
(4) Ghi rõ điều kiện về thời tiết, khí hậu, ánh sáng;
(5) Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, vẽ sơ đồ và ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra.
– Tên biên bản: Biên bản thực nghiệm điều tra
– Thời gian lập biên bản
– Thông tin người tiến hành lập biên bản thực nghiệm điều tra:
Họ tên, chức vụ
-Phương tiện thực nghiệm điều tra gồm:
Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành trong điều kiện
Phương pháp và kết quả thực nghiệm
– Thời điểm kết thúc thực nghiệm
– Các bên ký xác nhận biên bản
4. Thủ tục thực nghiệm điều tra:
Thẩm quyền thực nghiệm điều tra
Người tiến hành thực nghiệm điều tra có thể là Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên. Trong giai đoạn điều tra, khi cần kiểm tra, xác minh các tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra; Kiểm sát viên chủ yếu kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Điều tra viên khi tiến hành biện pháp này. Kiểm sát viên có thể trực tiếp tiến hành thực nghiệm điều tra trong trường hợp cần thiết. Thực nghiệm điều tra tại Điều 204 BLTTHS được hiểu về mục đích của thực nghiệm điều tra, thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, như kiểm tra xem bị can có thể thực hiện được hành vi nào đó hay không? Người làm chứng, bị hại có thể nghe thấy lời nói của bị can trong một khoảng cách xác định hay không?
Người tham gia thực nghiệm điều tra
Người có chuyên môn; trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia. Người bắt buộc phải tham gia thực nghiệm điều tra: Điều tra viên, Kiểm sát viên, người chứng kiến. Như vậy, so với BLTTHS năm 2003 (Điều 153) thì BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định cho phép Cơ quan điều tra mời người có chuyên môn tham gia thực nghiệm điều tra và quy định rõ người chủ trì thực nghiệm điều tra là Điều tra viên.
Trình tự thực hiện:
Bước 1:
Bước 2: Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia thực nghiệm như thông báo, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản
Bước 3: Mời người làm chứng/người có chuyên môn (bác sỹ pháp y) tham dự và chứng kiến việc khám nghiệm tử thi, Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia
Bước 4: Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản
Bước 5: Lập biên bản thực nghiệm điều tra có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia/người làm chứng,…
Hoạt động khi thực nghiệm điều tra
Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết như đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ và phải ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Cách thức thực hiện
Tiến hành trực tiếp tại hiện trường/diễn lại hành vi, tình huống của một sự việc nhất định, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phạm tội
Yêu cầu thực hiện
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác
Hồ sơ
– Số lượng: 01 bộ
– Thành phần:
+ Văn bản thông báo về việc thực nghiệm điều tra
+ Tài liệu thể hiện các thông tin cá nhân của những người tham gia/người làm chứng/bác sỹ pháp y trong việc thực nghiệm điều tra
+ Biên bản thực nghiệm điều tra có đầy đủ chữ ký của những người tham gia/người làm chứng
Đối tượng thực hiện
Điều tra viên, bác sỹ pháp y/người có chuyên môn khác
Kết quả thực hiện
Biên bản thực nghiệm điều tra
Căn cứ pháp lý:
– Luật Tố tụng hình sự năm 2015
5. Một số quy định pháp luật liên quan khác:
Điều kiện yêu cầu thực nghiệm
Căn cứ khoản 1 Điều 204
– Mục đích của việc thực nghiệm là để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án;
– Thực nghiệm điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra và xử lý vụ án hình sự.
– Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
– Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
Người có quyền yêu cầu thực nghiệm điều tra
Căn cứ khoản 6 Điều 165, khoản 1 Điều 167 BLTTHS 2015, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để là rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Căn cứ khoản 2 Điều 204 Bộ luật này, khi thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên được biết.
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, Kiểm sát viên được quyền tự mình thực hiện thực nghiệm điều tra, nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 7 Điều 165 BLTTHS 2015.
Khi nào yêu cầu tiến hành yêu cầu thực nghiệm điều tra
Căn cứ khoản 7 Điều 165 BLTTHS 2015, thực nghiệm điều tra được tiến hành khi:
– Trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc
– Trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.
Như vậy, từ những nội dung nêu trên ta thấy việc thực nghiệm điều tra thứ nhất là thực nghiệm là để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, thực nghiệm điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm và thứ hai là phải đúng người yêu cầu điều tra thực nghiệm là Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động!