Biên bản thỏa thuận giữa hai bên được đề ra với mục đích làm tăng giá trị pháp lý cho các giao dịch. Vậy để hiểu thêm về mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên. Hãy xem dưới các thông tin sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cụ thể nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên là gì?
Như trên thực tế thì các giao dịch thỏa thuận rất phổ biến, tuy nhên lại không có khái niệm cụ thể về
Đối với một loại biên bản thỏa thuận về giao dịch hay vấn đề nào đó ta thấy việc thỏa thuận này thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động
Thường thì ta thấy trên một
Thông qua biên bản thỏa thuận này để tránh các trường hợp có phát sinh giữa các bên nếu các bên có xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.
Tác dụng của nó nữa dó là thông qua
Đồng thời
Nội dung của văn bản thỏa thuận thường liên quan đến các vấn đề về tài chính, quyền lợi, công việc cần phải thực hiện. Tùy theo từng loại văn bản mà nội dung thỏa thuận trong đó có sự khác nhau. ví dụ trong
Mục đích của văn bản được thiết lập để làm căn cứ cho các bên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực.
Như đã phân tích ở trên, văn bản thỏa thuận giữa các bên như một văn bản pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đồng thời là căn cứ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.
– Biên bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về quá trình hợp tác của các bên tham gia thỏa thuận cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Nội dung của biên bản thỏa thuận cần phải có các điều khoản về đối tượng của thỏa thuận; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên; quyền lợi của các bên; phương thức thực hiện thỏa thuận…
– Biên bản thỏa thuận cần có nội dung chi tiết, rõ ràng, thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý mục tiêu và tính khả thi của thỏa thuận.
– Cấu trúc của một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: Thông tin cụ thể về các bên tham gia vào thỏa thuận, đối tượng của thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, các điều khoản cam kết của các bên và bắt buộc phải có chữ ký của các bên.
2. Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của Công ty …..…… cho …….)
Căn cứ
Căn cứ vào ý chí của các bên.
Hà Nội, ngày…..tháng…….năm 20……,
Chúng tôi gồm có:
BÊN A: ……
Địa chỉ:…
Điện thoại:…
Email:…
BÊN B: ……
Địa chỉ:…
Điện thoại:…
Email:…
Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1. Xác nhận nợ
Sau khi đối chiếu, 2 Bên xác nhận, đến hết ngày……tháng…….năm 20…. Công ty … còn nợ Bên B tổng số tiền là:… đ
(Bằng chữ:…..), trong đó:
– Nợ gốc:
– Lãi:
Điều 2. Cam kết của Bên A
2.1. Bên B… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ….;
2.2. Thanh toán đầy đủ theo …. bên thỏa thuận;
2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cam kết của Bên B
3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;
3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty … và toàn bộ các thành viên trong Công ty …. (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;
3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;
3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
Bên A
Bên B
3. Hướng dẫn làm mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên:
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung sau:
– Tên mẫu biên bản: thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế…
– Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
– Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
– Thông tin của người để lại di sản và di sản: loại tài sản, giá trị…
– Nội dung thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: đồng ý để lại tài sản này cho ông A, tài sản mang tên bà B…
– Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
– Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
– Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
– Người lập văn bản (các đồng thừa kế) ông bà ký tên/ điểm chỉ
– Công chứng viên ông bà đóng dấu/ ký tên
Những lưu ý khi soạn thảo biên bản thoả thuận
Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa. Vì vậy, khi tiến hành xác lập biên bản thoả thuận, cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Đảm bảo có đủ nội dung cần thiết: Một biên bản thỏa thuận chuẩn trong bất kỳ trường hợp nào sẽ cần bao gồm đầy đủ các phần sau: Thông tin các bên tham gia vào thoả thuận, mục đích và nội dung thoả thuận, tóm tắt các điều khoản và giao ước mà các bên đã thoả thuận với nhau, cam kết và chữ ký trực tiếp của các bên liên quan.
+ Cần thể hiện rõ các điều khoản về tiến trình hợp tác: Biên bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về tiến trình hợp tác cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tiến hành thoả thuận, trong biên bản thoả thuận không thể thiếu các mục như: phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động…
+ Nội dung chi tiết, rõ ràng, cụ thể: Biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh cần có nội dung chi tiết và cần thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ của các bên nhằm tránh rơi vào tình trạng thỏa thuận suông, không bên nào làm đúng trách nhiệm của mình. Khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý là mục tiêu và tính khả thi mà hai bên muốn thể hiện.
+ Nội dung nhất quán, câu từ rõ ràng: Một biên bản thoả thuận có giá trị phải là biên bản thể hiện quan điểm nhất quán, sử dụng câu từ rõ ràng một nghĩa, tránh trường hợp nói khác, hay người soạn thảo tự ý thêm thắt ghi vào biên bản gây mất niềm tin các bên cũng như tốn thời gian xây dựng lại.
+ Hình thức trình bày: Biên bản thoả thuận cần trình bày khoa học, chuyên nghiệp, chuẩn văn bản hành chính với đầy đủ nội dung và đi vào trọng tâm cụ thể. Tránh cách trình bày màu mè, thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ nhưng không có nội dung rõ ràng thể hiện được mục đích thoả thuận giữa các bên.