Trên thực tế, vì nguồn nhân lực dư thừa nên hàng năm luôn có các kế hoạch tinh giản, thanh lý hợp đồng giáo viên, đặc biệt là đối với giáo viên hợp đồng. Và trong thủ tục thanh lý hợp đồng với giáo viên thì không thể thiếu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu là văn bản giao kết giữa các bên ký kết hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật. Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng được xem là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy được hiểu là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất công việc giảng dạy được hai bên tham gia xác nhận lại số lượng, chất lượng và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy được là biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình, nội dung thanh lý hợp đồng giảng dạy, là cơ sở để hai bên xác định số lượng, chất lượng sau khi hoàn thành quá trình giảng dạy để tiến hành thanh toán cho người giảng dạy. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy là biên bản được sử dụng trong trường hợp giáo viên đã hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vì lý do nào đó cần phải tiến hành thanh lý hợp đồng.
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ……..
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY
Số:………. / …….
Căn cứ vào việc thực hiện hợp đồng giảng dạy đã ký số:……./……..ngày…..tháng.…năm 20..
Hôm nay, ngày……tháng……năm 20….. tại Trường …….., chúng tôi gồm:
Bên A:
– … – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ………;
– ….. -Trưởng phòng Đào tạo (người được ủy quyền ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng giảng dạy)
Tài khoản: …….. tại kho bạc nhà nước ………; Mã ĐVQHNS: ………;
Mã số thuế: ……..
BênB: Ông/Bà………. Học vị/ Ngạch:……
Địa chỉ:………
Số CMND:……cấp ngày……/..…/……….tại………
ĐT:… .; Mã số thuế TNCN:……
Số Tài khoản ngân hàng:…….Tên ngân hàng:……. giảng dạy môn:….. tại lớp:…
Cùng thanh lý hợp đồng giảng dạy với nội dung phần thanh toán theo số giờ thực hiện sau:
– Giờ giảng bài qui chuẩn: ………….giờ
– Giờ chấm bài kiểm tra điều kiện (nếu có): ……….giờ
Tổng cộng:……giờ
Đơn giá: …………đồng/giờ
Tổng số giờ thanh toán: ……..giờ
Tổng số tiền thanh toán: ………….đồng (Bằng chữ:……….)
Chúng tôi cam kết số giờ kê khai trên đây là đúng và đã hoàn thành, nay làm thanh lý hợp đồng để thanh toán.
GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy:
Trong biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy cần nêu rõ:
– Số hợp đồng giảng dạy đã ký
– Thông tin Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường
– Thông tin Trưởng phòng Đào tạo
– Thông tin giảng viên
– Nêu rõ số Giờ giảng bài qui chuẩn, Giờ chấm bài kiểm tra điều kiện (nếu có), Tổng số giờ thanh toán, Tổng số tiền thanh toán.
4. Quy định liên quan về thanh lý hợp đồng:
4.1. Mục đích của thanh lý hợp đồng:
– Việc thanh lý hợp đồng giúp cho các bên xác định lại quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã được thực hiện theo hợp đồng đến đâu, theo đó trách nhiệm nào của các bên còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì
– Giúp xác định những phần quyền và những phần nghĩa vụ đã được thực hiện xong của các bên trong hợp đồng xem như được chấm dứt, còn đối với những phần quyền và những phần nghĩa vụ còn tồn đọng, chưa thực hiện xong của các bên thì vẫn còn hiệu lực
– Việc thanh lý hợp đồng góp phần giải phóng các quyền và các nghĩa vụ trong hợp đồng của mỗi bên đã thực hiện xong, nhằm tránh các tranh chấp về sau
Về bản chất thì mục đích của việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng xác định lại được những quyền và nghĩa vụ đã thực hiện xong của mỗi bên và xác định những trách nhiệm còn tồn đọng.
Như vậy, có thể thấy mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giúp giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên đã thực hiện xong theo thỏa thuận trên hợp đồng nhằm tránh các tranh chấp về sau.
4.2. Căn cứ lập biên bản thanh lý hợp đồng:
Biên bản thanh lý hợp đồng được lập dựa trên hai căn cứ sau:
– Căn cứ vào những điều khoản quy định về chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành, thanh lý hợp đồng dựa trên bản hợp đồng chính
– Căn cứ vào quy định pháp luật của pháp luật với những khoản trích dẫn từ bản hợp đồng chính.
4.3. Điều kiện thanh lý hợp đồng:
Hiện nay điều kiện về việc thanh lý hợp đồng chưa được văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Tuy nhiên căn cứ theo Điều 3
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng có thể tiến hành thanh lý hợp dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
4.4. Các trường hợp thanh lý hợp đồng:
Thanh lý hợp đồng được hiểu là biên bản ghi nhận của 02 bên tham gia hợp đồng, sau khi đã hoàn tất một công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết trước đó. Trong đó biên bản sẽ được hai bên tham gia xác nhận lại về các điều khoản, nội dung công việc cũng nhue quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên đã thực hiện theo cam kết hợp đồng.
Những trường hợp được thanh lý hợp đồng bao gồm:
– Các bên tham gia hợp đồng đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của hợp đồng đã ký kết
– Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý
– Trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng đã mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
– Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện
– Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa
– Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
– Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Về bản chất, sau khi toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng được hoàn thành thì việc thanh lý hợp đồng mới được được thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc tự do thỏa thuận thì hai bên có thể thỏa thuận để quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng trước khi quyền và nghĩa vụ thực hiện xong.
Thông qua việc thanh lý hợp đồng, các bên sẽ tiến hành xác nhận về mức độ thực hiện những nội dung công việc cũng như những quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, từ đó sẽ tiến hành xác định các nghĩa vụ còn tồn đọng của các bên sau khi thạn lý hợp đồng.
5. Thông tin liên quan:
Các trường học không được tự ý ký kết hợp đồng giáo viên giảng dạy
Hiện nay, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ là vấn đề đáng đáng quan tâm đối với toàn xã hội, trước đây tại các trường học từ cấp mầm non đến cấp phổ thông, khi xảy ra tình trạng thiếu giáo viên thì hiệu trưởng có thể thỉnh giảng (hợp đồng giảng dạy từ giáo viên trường khác) hoặc ký hợp đồng ngắn hạn đối với giáo viên mới ra trường chưa có việc làm, giáo viên về hưu hoặc giáo viên đã nghỉ dạy nhưng muốn quay lại công tác để giải quyết cơ bản việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ, đảm bảo hoạt động của trường xuyên suốt liên tục.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay thì tại các cấp trường học chính thức không còn hình thức hợp đồng do hiệu trưởng ký kết không thông qua thi hoặc xét tuyển. Cụ thể theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập quy định các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
“1. Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau:
a) Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.”
Như vậy, các trường không được phép ký kết hợp đồng giảng dạy đối với giáo viên, hiệu trưởng/ thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập muốn ký hợp đồng giáo viên giảng dạy phải thông qua hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển (thường do Chủ tịch/ Phó chủ tịch huyện là chủ tịch hội đồng tuyển dụng từ mầm non đến trung học cơ sở, Chủ tịch tỉnh/ Phó chủ tịch tỉnh là chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên trung học phổ thông và tương đương). Nếu vi phạm thì các trường phải xuất toán và trả phần kinh phí đã chi về ngân sách nhà nước khi bị kiểm tra, ngoài ra còn có thể bị xem xét xử lý kỷ luật.