Hiện nay thì hợp đồng bảo hiểm y tế giữa các cơ sở rất thông dụng trong thực tiễn. Khi đạt đủ những điều kiện nhất định, thì các bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng Bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh là văn bản được lập ra giữa cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền và bên thu, đóng bảo hiểm y tế khi các bên tiến hành thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế.
Biên bản thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế dùng để ghi nhận lại hoạt động thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế. Trong biên bản thể hiện các thông tin của hai bên thanh lý, thời gian và địa điểm diễn ra thanh lý, nội dung thanh lý hợp đồng…
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế:
BẢO HIỂM XÃ HỘI ….. BHXH TỈNH (HUYỆN)….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc |
Số………TLHĐ-BHXH |
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …. tại …..
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Bảo hiểm xã hội …..
Địa chỉ ….
Điện thoại: …… Fax ….
Tài khoản số …. Tại ……
Đại diện: Ông (bà)….. Chức vụ …..
Giấy uỷ quyền số. ….. ngày….tháng….năm…..
Bên B: …..
Địa chỉ ….
Điện thoại: ….. Fax ….
Tài khoản số ….. Tại ….
Đại diện: Ông (bà)….. Chức vụ ……
Giấy uỷ quyền số …… ngày…..tháng….năm……
Cùng nhau xem xét, đánh giá quá trình thực hiện Hợp đồng đóng BHYT, cấp thẻ BHYT và thống nhất thanh lý Hợp đồng đóng BHYT số……. với những nội dung cụ thể như sau:
A. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CẤP THẺ BHYT:
Căn cứ Hợp đồng đóng BHYT và các danh sách điều chỉnh tăng, giảm đối tượng đóng BHYT trong năm giữa đơn vị và cơ quan BHXH, hai bên thống nhất các số liệu về đóng BHYT năm….. theo Hợp đồng đóng BHYT đã ký, cụ thể như sau:
1. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT: Từ: …../…../….. Đến: …../…../….
2. Số đối tượng đóng BHYT theo Hợp đồng:….. người.
3. Số đối tượng đóng BHYT tăng, giảm trong kỳ:
3.1. Tăng:…. người.
3.2. Giảm:…. người.
4. Số tiền phải đóng BHYT theo hợp đồng:… đồng.
5. Số tiền điều chỉnh tăng, giảm trong kỳ:
5.1. Tăng:….. đồng.
5.2. Giảm:… đồng.
6. Tổng số tiền phải đóng BHYT [4+5.1-5.2]:….. đồng.
7. Số tiền đã đóng BHYT trong kỳ:…. đồng.
8. Số tiền đóng BHYT chuyển kỳ sau:
8.1. Đóng thừa:… đồng.
8.2. Đóng thiếu:….. đồng.
9. Số tiền thừa là….. đồng được chuyển đóng BHYT cho hợp đồng tiếp sau. Số tiền BHYT còn thiếu là: ……đ, chậm nhất đến ngày ….. tháng ….. năm …… Bên B phải chuyển nộp cho Bên A vào TK số … Tại Ngân hàng; kho bạc … Nếu chậm đóng ảnh hưởng đế việc cấp thẻ BHYT kỳ sau thì Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm.
B. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ:
C. KIẾN NGHỊ:
I. Kiến nghị của bên A:
II. Kiến nghị của bên B:
Để thực hiện tốt chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT, hai bên nhất trí cùng xem xét kiến nghị của mỗi bên và trả lời cho nhau bằng văn bản chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ký và được kèm theo Biên bản thanh lý này.
Biên bản đã được hai bên nhất trí thông qua, cùng ký xác nhận và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản cùng nhau thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
3. Hướng dẫn viết biên bản thanh lý hợp đồng bảo hiểm y tế:
Ghi số hiệu biên bản thanh lý hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Ghi tên cơ quan bảo hiểm xã hiểm là một bên của hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Địa chỉ của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ghi điện thoại, fax của cơ quan bảo hiểm xã hội
Ghi tài khoản số, và ngân hàng của cơ quan bảo hiểm xã hội
Ghi tên, chức vụ của người đại diện của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ghi tên của bên còn lại của hợp đồng
Ghi địa chỉ của bên còn lại, ghi chi tiết địa chỉ của họ, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố.
Ghi tài khoản số, ngân hàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và đại diện, chức vụ của người đại diện.
Ghi tình hình quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế như về số đối tượng đóng BHYT theo hợp đồng; lượng tăng giảm, số tiền phải đóng BHYT theo hợp đồng; số tiền điều chỉnh tăng, giảm trong kỳ; tổng số tiền phải đóng, số tiền đã đóng bảo hiểm y tế trong kỳ, số tiền đóng bảo hiểm y tế chuyển kỳ, số tiền thừa, ……
4. Quy định pháp luật về đóng bảo hiểm y tế:
Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:
Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3; Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng; Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
– Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng; Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau: Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế
Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Hàng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế. Hàng quý, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế. Hàng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm e, g và i khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế. (Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế)