Trên thực tế, không ít người vẫn nhắc đến khái niệm về mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai. Vậy mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai là gì? Mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai được dùng trong trường hợp nào, khi soạn thảo mẫu biên bản thâm tra hồ sơ đất đai cần có những lưu ý gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai là gì?
Mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có sự thẩm tra về hồ sơ đất đai của sở địa chính. Mẫu nêu rõ những đặc điểm của mảnh đất như về quy mô, về vị trí, hiện trạng đất, giá cả khi thuê đất
Mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai được dùng để thẩm tra hồ sơ đất đai của sở địa chính.
2. Mẫu biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày….tháng….năm……..
BIÊN BẢN THẨM TRA HỒ SƠ ĐẤT ĐAI
Căn cứ đề nghị của:……..ngày….tháng…..năm…. Sở Địa chính tỉnh (thành phố):……………….đã tiến hành thẩm tra hồ sơ đất đai.(1)
Thành phần gồm: ………..(2)
1 ……..
2 ……..
Nhận xét đánh giá …………(3)
1. Về vị trí địa điểm công trình: …..
– Là phù hợp với quy hoạch (lý do?) ………
– Không phù hợp với quy hoạch (lý do?) ……….
2. Về quy mô đất: …………
– Là phù hợp vì: …………….
– Không thích hợp vì: …………
3. Về hiện trạng khu đất: ……….
– Loại đất: ………….
– Về giá thuê đất: …………
4. Những vấn đề cần xử lý:
– Đền bù, giải toả: …………….
– Những tồn tại, vướng mắc, biện pháp giải quyết: ………
5. Kết luận, kiến nghị: ………..
GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm, tên của Sở Địa chính tỉnh/ thành phố
(2): Điền thành phần tham gia
(3): Điền nhận xét đánh giá về địa điểm công trình; quy mô đất; hiện trạng khu đất; những vấn đề cần xử lý và kết luận, kiến nghị
4. Một số quy định của pháp luật về hồ sơ địa chính:
– Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thành phần hồ sơ địa chính
Điều 4 Thông tư 24/2014 quy định về thành phần hồ sơ địa chính như sau:
Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính
Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và
– Sổ địa chính;
– Bản lưu Giấy chứng nhận.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và
– Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
– Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính được pháp luật quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014, cụ thể:
– Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp
– Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
– Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
– Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới:
+ Đối với trường hợp này, pháp luật quy định xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận
– Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Theo Thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định về lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai như sau:
– Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.
– Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
– Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.
– Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:
+ Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;
+ Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;
+ Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lập Sổ địa chính
– Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp
– Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:
+ Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
+ Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
+ Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
+ Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);
+ Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;
+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
– Hồ sơ thủ tục đăng ký được tập hợp để lưu trữ và tra cứu khi cần thiết bao gồm:
+ Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khi đăng ký lần đầu và đăng ký biến động;
+ Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình thực hiện các công việc của thủ tục: Kiểm tra hồ sơ; công khai hồ sơ và thẩm tra, xác minh theo ý kiến phản ánh đối với nội dung công khai (đối với trường hợp đăng ký lần đầu); xác định và thu nghĩa vụ tài chính liên quan đến đăng ký lần đầu và đăng ký biến động theo quy định.
– Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này ở dạng giấy được tập hợp thành hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất (kể cả hồ sơ đăng ký tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất), từng căn hộ chung cư.
– Trường hợp đăng ký lần đầu mà người sử dụng đất đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất theo quy định thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó.
– Trường hợp đăng ký chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhận thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó.
– Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà chia tách thửa để tạo thành nhiều thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất mới tách.
– Trường hợp đăng ký hợp thửa đất thì lập hồ sơ thủ tục đăng ký cho thửa đất mới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ thủ tục đăng ký của các thửa đất trước khi hợp thửa.
– Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký điện tử thì hồ sơ thủ tục đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
– Địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dạng số thì các giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
– Địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên cơ sở số hóa hồ sơ địa chính dạng giấy thì thực hiện quét, lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính đối với các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này;
+ Trích lục bản đồ địa chính;
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất.