Muốn đạt được điều đó thì tiên quyết mà doanh nghiệp cần thực hiện đầu tiên là cần phải thẩm định những điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
- 4 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
- 5 5. Thủ tục thẩm định điều kiện điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
1. Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở là gì?
Hiểu đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ.
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận thực phẩm việc có đủ điều kiện về mức độ an toàn hay không.
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở, trong đó nêu rõ
Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở được sử dụng để ghi nhận lại quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định những tiêu chuẩn, điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, nguyên liệu, nguồn nước, thực hành vệ sinh,…để từ đó đi đến kết luận về thực phẩm của cơ sở là đạt hay không đạt hay còn cần phải đợi hoàn thiện.
2. Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày …. tháng …. năm ….
BIÊN BẢN
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở
Thực hiện Quyết định số …………, ngày …….tháng ………năm……. của ……….
Hôm nay, ngày …….tháng….. năm ……., Đoàn thẩm định gồm có: (1)
1 ….. Trưởng đoàn
2 …… Thư ký
3 …….. Thành viên
4 …….. Thành viên
5 ……. Thành viên
tiến hành thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở: (2)……….
Địa chỉ: ……….
Điện thoại ………Fax …………
Đại diện cơ sở: …………
- ……
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
I. KIỂM TRA HỒ SƠ GỐC:
1. Thông tin về Giấy chứng nhận kinh doanh/Giấy đăng ký doanh nghiệp.
2. Hồ sơ nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, nguồn nước sản xuất.
3. Hồ sơ xác nhận sức khỏe, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.
II. KIỂM TRA THỰC TẾ VỀ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM:
1. Địa điểm, diện tích cơ sở, khu vực sản xuất/chế biến.
2. Thiết kế, kết cấu nhà xưởng sản xuất/chế biến, kho, nhà vệ sinh, nơi thay đồ bảo hộ lao động, cống rãnh thoát nước, nơi thu gom, xử lý chất thải.
3. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phòng chống côn trùng và động vật gây hại…
4. Nguồn nước sản xuất, chế biến thực phẩm/thức ăn.
5. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến và bao bì/dụng cụ chứa đựng thực phẩm/thức ăn.
6. Sức khoẻ/bệnh truyền nhiễm cấp tính của người sản xuất/chế biến ….
7. Các nội dung khác có liên quan.
III. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN:
1. Đánh giá việc đáp ứng của cơ sở đối với các yêu cầu điều kiện an toàn thực phẩm (3): ………….
2. Tồn tại và biện pháp giải quyết: ………
3. Kết luận: ……………
Đạt □
Không đạt □
Chờ hoàn thiện □
Thời hạn hoàn thiện: □ ngày kể từ ngày thẩm định.
4. Ý kiến của cơ sở được thẩm định: ………
Biên bản kết thúc hồi: ……..giờ …….. ngày …… tháng …… năm ……. và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. Một bản do cơ quan thẩm định giữ và một bản do chủ cơ sở giữ.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN THẨM ĐỊNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẮC PHỤC (ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHỜ HOÀN THIỆN)
Đạt □
Không đạt □
Lý do không đạt: ……..
…, ngày…tháng…năm 20…
TRƯỞNG ĐOÀN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
(1) Điền đầy đủ họ và tên, vị trí của các thành viên trong Đoàn thẩm định
(2) Ghi rõ tên nhóm, dạng thực phẩm được sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống
(3) Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, nguyên liệu, nguồn nước, thực hành vệ sinh…
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
– Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
e) Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
– Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
– Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Thủ tục thẩm định điều kiện điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
– Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
e) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.