Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo là gì? Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo để làm gì? Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định của pháp luật về thẩm định chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng?
Khi tiến hành thẩm định chương trình đào tạo thì hội đồng định ngoài việc thẩm định còn phải lập biên bản thẩm định chương trình đào tạo. Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo là gì và mẫu biên bản này gồm có những phần nội dung gì? Khi soạn thảo mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo thì cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo là gì?
Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành thẩm định chương trình đào tạo.
2. Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo để làm gì?
Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo được dùng để ghi chép lại việc thẩm định chương trình đào tạo của hội đồng thẩm định.
3. Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hôm nay, vào lúc … ngày …. tháng ….. năm 20……., tại …. Hội đồng thẩm định định Chương trình đào tạo trình độ …….. ngành ………. của trường ……… đã họp, cụ thể như sau:(1)
I. Thành phần Hội đồng thẩm định: (2)
1.
2.
3.
4.
5.
II. Nội dung
1. Trường báo cáo tóm tắt nội dung quá trình xây dựng và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học/ trình độ cao đẳng ngành….(3)
2. Ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định(4)
– Các phản biện đọc nhận xét
– Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi
3. Trả lời của cơ sở đào tạo trả lời các câu hỏi đã được nêu (5)
4. Hội đồng thẩm định họp riêng thảo luận, bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu kín.
5. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả(6)
Kết quả: Số phiếu đạt: Số phiếu không đạt: (7)
6. Kết luận của Hội đồng thẩm định (8)
Phiên họp kết thúc vào hồi:…, ngày …. tháng …… năm 20…
Thư ký Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền thành phần hội đồng thẩm định
(3): Điền tên của chương trình đào tạo
(4): Điền ý kiến của hội đồng thẩm định
(5): Điền câu trả lời của cơ sở đào tạo
(6): Điền kết quả bỏ phiếu
(7): Điền số phiếu đạt, số phiếu không đạt
(8): Điền kết luận của hội đồng thẩm định
5. Quy định của pháp luật về thẩm định chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 03/2017/TT- BLĐTBXH
5.1. Yêu cầu về chương trình đào tạo như sau
– Tên ngành, nghề trong chương trình đào tạo phải tuân thủ theo Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Nội dung phải đảm bảo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.
– Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.
– Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung bắt buộc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động.
– Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
– Quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
– Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
– Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và đất nước, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ.
– Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới.
– Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
5.2. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo được quy định như sau:
– Thứ nhất, thành lập Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.
– Thứ hai, tổ chức thẩm định:
+ Ban Chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo có trách nhiệm báo cáo kết quả biên soạn chương trình để Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về dự thảo chương trình đào tạo.
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được đánh giá.
– Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định ban hành.
5.3. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo được quy định như sau:
– Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập.
– Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo.
– Cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp và không bao gồm thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.
– Hội đồng thẩm định có ít nhất 7 người gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 02 ủy viên phản biện thuộc một cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và đại diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
– Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần thẩm định.
+ Khuyến khích các trường mời giáo viên, giảng viên có uy tín của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
– Thẩm định chương trình đào tạo như sau:
+ Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định.
+ Hội đồng thẩm định căn cứ các quy định về chương trình đào tạo, mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành, nghề để phân tích, đánh giá chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả biểu quyết của các thành viên Hội đồng.
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình theo 3 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung chính cần chỉnh sửa, bổ sung; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua.
5.4. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo.
– Thứ nhất, hội đồng thẩm định giáo trình
+ Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình cho từng ngành, nghề theo từng cấp trình độ đào tạo.
+ Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt và sử dụng.
+ Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của ngành, nghề có liên quan; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình; có uy tín trong sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
– Thứ hai, tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình đào tạo
+ Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng.
+ Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch và Thư ký.
+ Tổ/nhóm biên soạn báo cáo kết quả biên soạn giáo trình đào tạo.
+ Hội đồng thẩm định giáo trình nhận xét, đánh giá về bản dự thảo giáo trình; Chủ tịch hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo.
+ Hoàn thiện giáo trình đào tạo theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định.
+ Báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng.
5.5. Yêu cầu về giáo trình đào tạo.
– Phải tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
– Phải bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
– Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
– Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
– Phải trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
– Phải đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
5.6. Về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
Cấu trúc của giáo trình đào tạo bao gồm:
– Thông tin chung của giáo trình đào tạo;
– Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;
– Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
– Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.