Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện của người hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính thì phải lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính là gì?
Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính là mẫu biên bản được lập ra khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện của cá nhân hoặc đại diện tổ chức phạm tội theo thủ tục hành chính. Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính nêu rõ thông tin về những người tham gia tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, số lượng tang vật, phương tiện thu được, nội dung của biên bản..
Mẫu biên bản về việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính là mẫu biên bản được dùng để ghi chép về việc tạm giữ, tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính. Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận sự việc cũng như đưa ra những biện pháp xử lý phù hơp theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính:
3. Mẫu biên bản số 15, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) _________ Số: …./BB-TG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________________ |
BIÊN BẢN
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề*
____________
Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…… …./…./…… , tại(2) …….
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: ……….. Chức vụ: …
Cơ quan: ……
2. Với sự chứng kiến của:(3)
Họ và tên: …..hề nghiệp: …
Địa chỉ: ……
Tiến hành tạm giữ và lập biên bản tạm giữ <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề>(*)(4) <của/nhưng>(*)(5) …..
<1. Họ và tên>(*) …………. Giới tính: ………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. ; Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện tại: ……….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……….;
ngày cấp: …/…./…….; nơi cấp: …..
<1. Tên của tổ chức>(*) …………..
Địa chỉ trụ sở chính: …….
Mã số doanh nghiệp: ….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………..; ngày cấp: …../…./…… nơi cấp: ……
Người đại diện theo pháp luật:(6) ……. Giới tính: …..
Chức danh:(7) ……….
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng, đặc điểm | Ghi chú |
3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng, đặc điểm | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
4. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm:
….
5. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):
………
6. Ý kiến bổ sung (nếu có):
……..
Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…… , gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(8) ………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề>
Lý do ông (bà) (8) ………. <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản: ……….
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 125
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(3) Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của 01 người chứng kiến.
Ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người chứng kiến.
(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính».
– Trường hợp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì ghi: «giấy phép, chứng chỉ hành nghề».
– Trường hợp tạm giữ cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì ghi: «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề».
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp xác định được cá nhân/tổ chức vi phạm thì ghi: «của <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:».
– Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì ghi: «nhưng không xác định được cá nhân/tổ chức vi phạm» và không phải ghi các thông tin tại mục [1].
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
4. Quy định của pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính:
– Cơ sở pháp lý: Điều 125
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
– Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
– Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ; quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
– Động vật, thực vật sống;
– Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.