Người phát hiện gặp sự cố phát sinh phải thông báo để đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hướng dẫn và thực hiện xử lý sự cố theo quy trình khắc phục sự cố kỹ thuật của Hệ thống TTLNH.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng là gì?
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến, hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây.
Mẫu biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng là mẫu biên bản ghi nhận lại các sự cố phát sinh trong hệ thông thanh toán liên ngân hàng, trong biên bản nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, nội dung của biên bản là sửa sự cố kỹ thuật, nguyên nhân, hậu quả của sự cố
Mẫu biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép và xác nhận về sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã xảy ra. Mẫu biên bản được lập ra dưới sự đồng ý của trưởng phòng kế toán và thủ trưởng đơn vị
2. Biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng:
Nội dung cơ bản của biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng như sau:
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BIÊN BẢN SỰ CỐ KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG TTLNH
Chúng tôi gồm có:
1/ Ông (bà): …. chức vụ:
2/ Ông (bà): …. chức vụ:
3/ Ông (bà): …. chức vụ:
Nhất trí xác định sự cố kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH sau đây:
– Sự cố kỹ thuật: ….. (mô tả sự cố)
– Thời điểm xẩy ra sự cố: … giờ .. phút, ngày …../ ……/
– Nguyên nhân:
Hậu quả của sự cố kỹ thuật:
Phương án xử lý sự cố kỹ thuật:
…, ngày ….. tháng …… năm ……
LẬP BIỂU TP KẾ TOÁN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng:
– Tên biên bản: Biên bản sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng
– Thời gian lập biên bản
– Thông tin người lập: họ tên, chức vụ
– Xác định sự cố kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH sau đây:
+Sự cố kỹ thuật: ….. (mô tả sự cố)
+Thời điểm xẩy ra sự cố: … giờ .. phút, ngày …../ ……/
– Nguyên nhân:
– Hậu quả của sự cố kỹ thuật:
– Phương án xử lý sự cố kỹ thuật:
– Ký xác nhận
4. Quy định pháp luật về thanh toán liên ngân hàng:
4.1. Thông báo tình trạng sự cố kỹ thuật trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực ngày 01/09/2018 thì:
– Trong các trường hợp phát sinh lỗi về phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, chữ ký điện tử, đường truyền thông, giao dịch không thực hiện được do lỗi thiết bị đầu cuối, thực hiện thông báo tình trạng lỗi như sau:
– Lỗi xảy ra tại các thành viên và đơn vị thành viên: trong khoảng thời gian 30 phút không khắc phục được sự cố, thông báo và gửi biên bản sự cố kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH theo quy định (Mẫu số TTLNH-22) cho đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH;
– Lỗi xảy ra tại Trung tâm Xử lý Quốc gia: trong khoảng thời gian 02 giờ không khắc phục được sự cố, thông báo toàn hệ thống hoặc lỗi xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: trong khoảng thời 30 phút không khắc phục được sự cố, thông báo đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH;
– Phương thức truyền thông báo: xử lý qua mạng máy tính, hệ thống thư điện tử, qua Fax hoặc điện thoại;
– Các thành viên, đơn vị thành viên phải có trách nhiệm báo cáo và khẩn trương xử lý các lỗi xảy ra trong phạm vi quản lý của mình; đồng thời phối hợp xử lý các lỗi phát sinh khác của Hệ thống TTLNH khi được yêu cầu;
– Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hướng dẫn và thực hiện xử lý sự cố theo quy trình khắc phục sự cố kỹ thuật của Hệ thống TTLNH.
Như vậy, việc phát sinh lỗi về phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, chữ ký điện tử, đường truyền thông, giao dịch không thực hiện được có thể do lỗi tại các thành viên và đơn vị thành viên; lỗi tại Trung tâm Xử lý Quốc gia hoặc xảy ra do lỗi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
4.2. Quy định về hệ thống liên ngân hàng:
Căn cứ vào Thông tư Số: 37/2016/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia như sau:
– Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng, phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên.
– Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán. Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
– Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
– Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp. Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.
Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán
– Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
– Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
– Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
Kiểm tra Hệ thống TTLNH
– Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hàng ngày kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Hệ thống TTLNH về dữ liệu số dư, dữ liệu hạn mức nợ ròng, dữ liệu thanh toán.
– Cục công nghệ tin học hàng ngày kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Hệ thống TTLNH về hệ thống phần mềm, trang thiết bị và mạng truyền thông tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng.
– Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH, thành viên, đơn vị thành viên phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để nhận và xử lý các Lệnh thanh toán trong thời gian làm việc của Hệ thống TTLNH, bảo đảm Hệ thống TTLNH hoạt động thông suốt, an toàn.
+ Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán:
– Đối với Lệnh thanh toán giá trị thấp: bắt đầu từ 16 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
– Đối với Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: bắt đầu từ 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
+ Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia); từ 17 giờ 15 phút đối với ngày làm việc bình thường, từ 18 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng.
– Trong trường hợp có thay đổi các thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo bằng văn bản cho thành viên trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 30 ngày trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Đối với trường hợp có sự thay đổi về thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này vào thời gian quyết toán năm hoặc Hệ thống TTLNH hoạt động vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH thông báo bằng văn bản cho thành viên và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 05 ngày làm việc.
Gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán
– Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH được phép thay đổi thời điểm nhận Lệnh thanh toán thêm tối đa 30 phút trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp do yêu cầu công việc, do Hệ thống TTLNH phát sinh lỗi tại Trung tâm Xử lý Quốc gia hoặc do các nguyên nhân khác từ phía Ngân hàng Nhà nước Trung ương;
– Trường hợp thay đổi thời điểm nhận Lệnh thanh toán vượt quá 30 phút trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định, đồng thời gửi Vụ Thanh toán để giám sát.
– Việc gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được thông báo tới tất cả các thành viên Hệ thống TTLNH và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước qua hộp thư điện tử đã đăng ký với đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hoặc trên Hệ thống TTLNH trước thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp đối với trường hợp gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, trước thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với trường hợp gia hạn thời gian nhận Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ.
Như vậy, đối với hệ thông thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện bằng các lệnh được cài đặt sẵn trên máy tính giúp cho việc giao dịch thanh toán nhanh hơn bởi lẽ hệ thống được cài đặt các cấu phần xử lý nghiệp vụ, cài đặt cấu phần thanh toán cả ngoại tệ. Lệnh thanh toán linh động giữa Đồng Việt Nam và ngoại tệ