Khi tiến hành kiểm tra các hành vi gây ô nhiễm môi trường thì cần phải lập thành biên bản có sự xác nhận của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vậy biên bản ô nhiễm môi trường là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản ô nhiễm môi trường là gì?
Biên bản ô nhiễm môi trường là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là ra để tiến hành ghi chép lại hành vi vi phạm liên quan đến ô nhiễm môi trường của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong biên bản ô nhiễm môi trường phải nêu được những nội dung về thông tin Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản, nội dung tiến hành kiểm tra, hành vi vi phạm của cá nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường của một cá nhân, tổ chức nhất định.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Biên bản ô nhiễm môi trường là văn bản ghi chép lại những nội dung về thông tin Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản, nội dung tiến hành kiểm tra, hành vi vi phạm của cá nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường của một cá nhân, tổ chức nhất định. Biên bản ô nhiễm môi trường phải được công khai minh bạch và có sự xác nhận của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
2. Mẫu biên bản ô nhiễm môi trường:
CƠ QUAN
——-
Số:…./BB-……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
—————
….,ngày….tháng…. năm.
BIÊN BẢN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Căn cứ
Căn cứ……;
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm …… tại……
Chúng tôi gồm:
1, Họ và tên: ……… Chức vụ: …
Cơ quan: …
2, Họ và tên: … Chức vụ: ……
Cơ quan: …
Tiến hành lập biên bản ô nhiễm môi trường đối với doanh nghiệp…
Tên Doanh nghiệp:…
Địa chỉ trụ sở chính:…
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật:…….. Giới tính: …..
Chức danh: …
Ngày…. tháng…. năm….. Đoàn kiểm tra quận ……. đã phát hiện trong quá trình hoạt động doanh nghiệp…… đã có hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cụ thể:
1.Hành vi vi phạm
2.Hậu quả:
3.Ý kiến của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp:
4.Ý kiến của tổ chức/cá nhân có liên quan:
5.Kết luận:
Trong thời hạn…….ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, Doanh nghiệp ………vi phạm có quyền gửi đến…\ để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
Chủ cơ sở
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)
Cá nhân/ tổ chức có liên quan ( Nếu có)
( Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng Đoàn kiểm tra
(Ký, ghi họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản ô nhiễm môi trường:
Cá nhân lập biên bản ô nhiễm môi trường phải cung cấp đầy đủ các nội dung sau đây: thông tin Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản, nội dung tiến hành kiểm tra, hành vi vi phạm của cá nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường của một cá nhân, tổ chức nhất định. Người lập biên bản phải cam kết những thông tin được cung cấp phải đúng sự thật, đồng thời biên bản phải được công khai, minh bạch có sự xác nhận của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền lập biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
4. Một số quy định về xử lý hành vi ô nhiễm môi trường:
4.1. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được thực hiện như sau:
– Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các -chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.
– Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
– Việc rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến hành hằng năm và theo trình tự sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
+ Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được
– Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định chi tiết về việc xử lý các cơ sở có những hành vi gây ô nhiễm môi trường, Ngoài ra, các bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp cũng cần phối hợp với nhau để xử lý các các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật và sẽ có những quy định về việc khắc phục những hành vi đó.
4.2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được quy định Điều 106, Luật bảo vệ môi trường 2016:
1. Việc xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm:
a) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm;
b) Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro;
c) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.
2. Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi hoạt động và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi trường;
b) Đánh giá rủi ro;
c) Lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường;
d) Kế hoạch và kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án.
Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.