Niêm phong chìa khóa dự phòng chung cư là việc sử dụng một phương tiện như băng dính, niêm phong hoặc các vật liệu khác để đóng kín và phát hiện bất kỳ sự can thiệp nào vào chìa khóa dự phòng của một căn hộ chung cư. Điều này đảm bảo rằng chìa khóa dự phòng không bị sử dụng mà không được phép và bất kỳ thay đổi nào đều có thể được nhận biết và kiểm soát.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản niêm phong chìa khóa dự phòng chung cư:
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày…tháng…năm 20… |
BIÊN BẢN NIÊM PHONG
Căn cứ…..
Hôm nay, hồi….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm…..
Chúng tôi gồm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra)
– Họ và tên ….. Chức vụ ….. Trưởng đoàn
– Họ và tên ….. Chức vụ ….. thành viên
Đại diện cơ sở được kiểm tra
– Họ và tên …..Chức vụ…..
Tiến hành niêm phong ….. số lượng…..lưu giữ tại …..
Tình trạng sản phẩm khi niêm phong:…..
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA | TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA |
2. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2021 hợp nhất Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành ngày 07/09/2021 quy định về quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư như sau:
Đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có quyền và trách nhiệm sau đây trong quản lý, sử dụng nhà chung cư:
– Được quyền sở hữu, sử dụng phần sở hữu riêng; có quyền sử dụng phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; có trách nhiệm bồi thường nếu việc bảo trì hoặc không bảo trì gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu khác.
– Yêu cầu, đề nghị chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư hoặc Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; tham dự hội nghị nhà chung cư và biểu quyết các nội dung trong cuộc họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này.
– Yêu cầu, đề nghị chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà chung cư cung cấp các thông tin, công khai các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
– Chấp hành đầy đủ các quyết định của hội nghị nhà chung cư, kể cả trường hợp không tham dự hội nghị nhà chung cư; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.
Trong trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành.
– Chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư; phát hiện và thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý vận hành hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
– Tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị có chức năng thực hiện bảo trì phần sở hữu chung theo quy định.
– Khôi phục lại nguyên trạng và bồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác; bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ sở hữu khu văn phòng, dịch vụ, thương mại;
– Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
– Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu được quyền sử dụng nhà chung cư, được thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, e và k khoản 1 Điều tại Điều 39 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2021 hợp nhất Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành ngày 07/09/2021.
3. Chung cư phát sinh hư hỏng thì ai có trách nhiệm bảo hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Nhà ở do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 25/01/2022 có quy định về bảo hành nhà ở như sau:
Theo đó, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
Đối với trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 85 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Nhà ở do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 25/01/2022. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
Nhà ở sẽ được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn cụ thể như sau:
– Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng.
– Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
Các nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
Theo đó, khi chung cư phát sinh hư hỏng thì bên bán, bên cho thuê chung cư có trách nhiệm bảo hành và sửa chữa chung cư trong thời hạn là 60 tháng kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành. Nội dung bảo hành bao gồm:
– Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát
– Hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt
– Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt chung cư và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua chung cư
– Đối với các thiết bị khác gắn với chung cư thì bên bán, bên cho thuê mua chung cư phải thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
Các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2021 hợp nhất Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành ngày 07/09/2021
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Nhà ở do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 25/01/2022
THAM KHẢO THÊM: