Trong quá trình sử dụng lâu dài thì tài sản cố định bị hao mòn, hỏng hóc và cần được sửa chữa. Như vậy, Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước được lập ra như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước mới nhất:
- 4 4. Một số quy đinh về TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước:
1. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước là gì?
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên…
Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản… Mẫu được ban hành theo Thông tư 35/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.
Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành được lập khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, là căn cứ để ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước mới nhất:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-————————
Đơn vị: …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày … tháng … năm …
Số: …
Nợ: …
Có: …
Căn cứ Quyết định số … ngày … tháng …. năm ….. của …
Hôm nay vào hồi … giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại …. đã tiến hành nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
Chúng tôi gồm:
-Ông (bà) …đại diện …Đơn vị sửa chữa
-Ông (bà) …đại diện …Đơn vị có TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
-Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ …
-Số hiệu TSCĐ … Số thẻ TSCĐ …
-Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ …
-Thời gian sửa chữa từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng ….. năm …..
Các bộ phận sửa chữa gồm có:
Tên bộ phận sửa chữa | Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa | Giá dự toán | Chi phí thực tế | Kết quả kiểm tra |
A | B | 1 | 2 | 3 |
1 | ||||
… | ||||
Cộng | X |
Kết luận: …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bên nhận
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Bên giao
Đại diện
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước mới nhất:
-Ghi rõ tên đơn vị lập biên bản;
-Ghi rõ thời gian lập biên bản vào lúc mấy giờ ngày bao nhiêu;
Ghi tên, ký hiệu, số hiệu TSCĐ sửa chữa.
Nơi quản lý sử dụng TSCĐ và ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thành việc sửa chữa TSCĐ.
-Các bộ phận sửa chữa.
+Cột A: Ghi rõ tên của bộ phận cần phải sửa chữa của TSCĐ.
+Cột B: Ghi nội dung (Mức độ) của công việc sửa chữa như: Thay thế mới hoặc sửa chữa, tân trang lại v.v…
+Cột 1: Ghi giá dự toán (Giá kế hoạch) (Đối với trường hợp đơn vị tự làm) hoặc giá hợp đồng hai bên đã thoả thuận (Đối với trường hợp thuê ngoài) của từng bộ phận cần sửa chữa.
+Cột 2: Ghi số chi phí thực tế đã chi cho từng bộ phận sửa chữa (Đối với trường hợp đơn vị tự sửa chữa).
Đối với trường hợp thuê ngoài sửa chữa thì chỉ ghi vào cột này khi có sự thay đổi về giá cả (So với giá ghi theo hợp đồng) phát sinh trong quá trình sửa chữa được bên có TSCĐ sửa chữa chấp nhận thanh toán.
+Cột 3: Ghi rõ kết quả kiểm tra của từng bộ phận sau khi đã sửa chữa xong.
+Kết luận: Ghi ý kiến nhận xét tổng thể về việc sửa chữa lớn TSCĐ của Hội đồng giao nhận.
-Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện đơn vị hai bên giao, nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị có TSCĐ sửa chữa, soát xét xong lưu tại phòng kế toán.
4. Một số quy đinh về TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước:
Theo Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán về tài sản cố định như sau:
Nguyên tắc theo dõi và hạch toán kế toán
– Nguyên tắc theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu
+ Mọi tài sản là TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ và có hệ thống trên phân hệ FA.
+ Đối với TSCĐ: (i) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng TSCĐ. (ii) Khi nhập TSCĐ, trường hợp TSCĐ là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị NHNN phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó, mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. (iii) Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
– Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
+ Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị NHNN phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
– Đối với công cụ, dụng cụ:
Tất cả công cụ, dụng cụ phải được theo dõi chi tiết theo từng loại, từng đối tượng sử dụng. Thời gian theo dõi công cụ, dụng cụ được bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi thanh lý, không phân biệt công cụ, dụng cụ đó đã phân bổ hết giá trị hay chưa.
– Đối với vật liệu: Tất cả vật liệu trong kho phải được theo dõi chi tiết theo từng loại vật liệu theo số lượng, đơn giá theo từng lần nhập, xuất và số lượng, thành tiền tồn kho theo phương pháp đích danh.
– Định kỳ cuối hàng năm, đơn vị phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
– Nguyên tắc hạch toán kế toán
+ Việc theo dõi và hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị NHNN được thực hiện trên Hệ thống phần mềm kế toán.
+ Các đơn vị NHNN thực hiện hạch toán kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán theo Sổ tay hướng dẫn vận hành Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.
+ Các thành viên tham gia quy trình hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu tại các đơn vị NHNN phải tuân thủ quy định về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.
(Theo Điều 5 Thông tư 35/2019/TT-NHNN)
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
– TSCĐ của NHNN được trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp.
– Tất cả TSCĐ hiện có đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
+ TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động của đơn vị;
+ TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất;
+ TSCĐ chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được;
+ TSCĐ khác do đơn vị quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (trừ TSCĐ thuê tài chính);
+ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cán bộ, công chức và người lao động của NHNN (trừ các TSCĐ phục vụ cho cán bộ, công chức và người lao động làm việc như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,… do NHNN đầu tư, xây dựng);
+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100
– Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm.
Tài sản cố định của NHNN được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian trích khấu hao tính theo năm của TSCĐ;
-Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng được tính là mức trích khấu hao trung bình hàng năm chia cho 12 tháng. Mức trích khấu hao cho tháng cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến tháng trước tháng cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ đó.
Như vậy, Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, các đơn vị ngân hàng nhà nước phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định tại thời điểm thay đổi, bằng cách lấy giá trị còn lại sau khi thay đổi trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao.
Trên đây là bài viết chi tiết về mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành của ngân hàng nhà nước mới nhất