Biên bản nghiệm thu là biên bản chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 02 bên là đúng với thỏa thuận trước đó. Trong trường hợp nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước thì cần lập biên bản theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành của ngân hàng nhà nước
2. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị: ……
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA
Ngày ……. tháng …… năm ………..
Số: ………………
Nợ: …..……
Có: …..……
Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …. tháng …. năm ….. của ……………..
Hôm nay vào hồi … giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại …. đã tiến hành nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa
Chúng tôi gồm:
– Ông (bà) ……….đại diện ……………..Đơn vị sửa chữa
– Ông (bà) ………..…….đại diện ………….Đơn vị có TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ……
– Số hiệu TSCĐ ….. Số thẻ TSCĐ ………
– Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ ……….
– Thời gian sửa chữa từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng ….. năm …..
Các bộ phận sửa chữa gồm có:
Tên bộ phận sửa chữa | Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa | Giá dự toán | Chi phí thực tế | Kết quả kiểm tra |
A | B | 1 | 2 | 3 |
Cộng | X |
Kết luận: …………………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bên nhận /Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Bên giao
Đại diện
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ thông tin về nội dung nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước
– các thông tin phải rõ ràng và chính xác
– Bộ phận sửa chữa phải được ghi lại chi tiết về( tên, nội dung, giá, chi phí, kết quả)
– Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành được lập khi có TSCĐ sửa chữa là căn cứ để ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ vào quyết định về ban hành chế độ quản lý, sử dụng, và hoạch toán tài sản cố định, công cụ lao động, vật liệu của ngân hàng nhà nước. thì khi giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước đều phải được thực hiện theo quy định và ghi lại bằng biên bản.
Điều 13. Nâng cấp tài sản cố định
1. Việc nâng cấp tài sản cố định được quy định cụ thể như sau:
a. Đối với tài sản cố định là công trình xây dựng cơ bản: nâng cấp là việc xây dựng thêm một hoặc một số hạng mục công trình chính bổ sung thêm vào công trình xây dựng cơ bản hiện có, làm tăng thêm diện tích sử dụng hoặc tăng tuổi thọ của công trình so với thiết kế ban đầu.
b. Đối với tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: nâng cấp là việc bổ sung thêm một hoặc một số bộ phận làm cho tài sản cố định có thêm tính năng tác dụng mới (tính năng tác dụng mới phải là tính năng tác dụng chính của tài sản cố định) hoặc nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định so với thiết kế ban đầu.
2. Khi cần tiến hành nâng cấp tài sản cố định, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có
Sau khi đề nghị nâng cấp tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước lập dự toán, thiết kế kỹ thuật (nếu nâng cấp nhà cửa, vật kiến trúc) gửi Vụ Kế toán – Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chỉ được tiến hành nâng cấp tài sản cố định sau khi dự toán và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền duyệt bằng văn bản.
Trường hợp nâng cấp tài sản cố định là máy móc thiết bị, các đơn vị được tạm ứng vốn để tiến hành các hoạt động nâng cấp, sau đó thanh toán các khoản chi nâng cấp tài sản cố định tương tự như trường hợp mua sắm tài sản cố định. Trường hợp nâng cấp nhà cửa, kho tàng, các đơn vị chỉ được tiến hành các hoạt động nâng cấp sau khi Vụ Kế toán – Tài chính đã chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản về cho đơn vị.
4. Các chi phí nâng cấp tài sản cố định được thực hiện bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Vụ Kế toán – Tài chính cấp. Sau khi thực hiện nâng cấp, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải gửi hồ sơ quyết toán về Vụ Kế toán – Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền duyệt. Giá trị nâng cấp tài sản cố định phải được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
Tại Điều 14. Sửa chữa tài sản cố định
1. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được sửa chữa tài sản cố định để duy tu, bảo dưỡng, chống xuống cấp, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động của tài sản cố định nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định.
2. Trường hợp việc xét duyệt chủ trương sửa chữa tài sản cố định thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có
Sau khi đề nghị sửa chữa tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước lập dự toán và thiết kế (nếu sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc) gửi Vụ Kế toán – Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền duyệt. Sau khi dự toán sửa chữa tài sản cố định được cấp có thẩm quyền duyệt bằng văn bản, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước mới được tiến hành sửa chữa tài sản cố định.
3. Trường hợp sửa chữa tài sản cố định mà thủ trưởng đơn vị Ngân hàng Nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm xem xét, chấp thuận về chủ trương, tổ chức thẩm định và duyệt dự toán, thiết kế thì các đơn vị tiến hành sửa chữa tài sản cố định sau khi thủ trưởng đơn vị duyệt.
4. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, theo dõi quá trình sửa chữa tài sản cố định, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, đúng dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng.
5. Khi hoàn thành sửa chữa tài sản cố định, đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có quyết toán từng hạng mục công trình sửa chữa được cấp có thẩm quyền duyệt. Đồng thời, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải rà soát lại các hồ sơ chứng từ có liên quan đến việc sửa chữa tài sản cố định và lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ hiện hành.
6. Chi phí về sửa chữa tài sản cố định được ghi vào chi bảo dưỡng sửa chữa tài sản trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt.
Căn cứ vào các điều luật nêu trên, việc giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước phải được ghi lại bằng biên bản để ghi lại quá trình thực hiện đó. và phải tuân thủ quy định của pháp luật và thủ tục liên quan của ngân hàng nhà nước quy định về giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước
Trên dây là thông tin chúng tôi cung cấp về mẫu biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước, hướng dẫn làm biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước, và các thông tin pháp lý liên quan tới giao nhận TSCĐ sửa chữa của ngân hàng nhà nước.