Khi công trình quy hoạch sân bay được xây dựng và đưa vào sử dụng thì phải đảm bảo được chất lượng sân bay bằng việc nghiệm thu công trình dưới sự kiểm định, kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền để đánh giá đạt chuẩn!
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu sân bay là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Nghiệm thu sân bay là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra sân bay sau khi quy hoạch và xây dựng đảm bảo chất lượng từ các vị trí như bãi cất hạ cánh, đường bay, dải cất hạn cánh,….
Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
Biên bản dùng để ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị… hoặc biên bản ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó.
Mẫu biên bản nghiệm thu sân bay là mẫu biên bản ghi chép thông tin đối tượng nghiệm thu và nội dung nghiệm thu sân bay
Mẫu biên bản nghiệm thu sân bay là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận nội dung nghiệm thu sân bay
2. Biên bản nghiệm thu sân bay:
Nội dung biên bản nghiệm thu sân bay như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….tháng….năm……
BIÊN BẢN NGHIỆM THU SÂN BAY
Số:…
1. Công trình (Dự án):…
2. Hạng mục công trình:…
3. Địa điểm xây dựng:……
4. Thành phần nghiệm thu:
Thành phần trực tiếp nghiệm thu
Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng……
– Ông/Bà:… Chức vụ:……
Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát
– Ông/Bà:…….Chức vụ:……
Đại diện đơn vị thiết kế
– Ông/Bà:……….Chức vụ:……
Các đơn vị khách mời (nếu có)
Đại diện Sở chuyên ngành:………
– Ông/Bà:….Chức vụ:……
Đại diện đơn vị quản lý khai thác
– Ông/Bà:…….Chức vụ:……
Đại diện UBND Quận/huyện……
– Ông/Bà:…….Chức vụ:……
Các đơn vị khác (nếu có).
– Ông/Bà:…….Chức vụ:………
5. Thời gian tiến hành nghiệm thu
Bắt đầu:……giờ…………..ngày………..tháng……….năm
Kết thúc: ……giờ…………..ngày………..tháng……….năm
Tại:……
6. Đánh giá công trình (hạng mục công trình) được nghiệm thu
Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư:…
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt
–
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng của nhà thầu thi công xây dựng;
– Hồ sơ hoàn công công trình
Chất lượng, khối lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:
– Quy mô công trình
– Thời gian xây dựng
– Ngày khởi công:…
– Ngày hoàn thành:…
Khối lượng công trình:……
Chất lượng:….
7. Ý kiến của người giám sát thi công các dự án của chủ đầu tư về công tác ngiệm thu công việc thi công của tổng thầu đối với nhà thầu phụ
……
8. Các ý kiến khác (nếu có)
……
9. Kết luận
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu……
– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện những tồn tại trong quá trình thi công và các yêu cầu khác (nếu có)
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về Quyết định nghiệm thu này.
Biên bản được lập thành….bản có giá trị như nhau mỗi bên giữ…bản./.
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu sân bay:
– Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu sân bay nghiệm thu sân bay
– Thông tin đối tượng nghiệm thu
– Thành phần tham gia nghiệm thu
– Đánh giá công trình
– Ý kiến giám sát
– Kết luận
– Đại diện ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật về nghiệm thu sân bay:
4.1. Sân bay là gì? Phân loại sân bay:
Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển, bao gồm:
– Sân bay đang sử dụng;
– Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
– Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;
– Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;
– Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.
Căn cứ theo mục đích sử dụng thì sân bay được phân thành các loại sau:
– Sân bay dân dụng là sân bay phục vụ cho mục đích dân dụng;
– Sân bay quân sự là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự;
– Sân bay dùng chung là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự và dân dụng;
– Sân bay chuyên dùng là sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
4.2. Quy định chung về độ cao của công trình và độ cao của các chướng ngại vật hàng không không:
Công trình xây dựng sân bay cần phải đảm bảo độ cao an toàn theo quy định của pháp luật như sau:
– Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghệ cao phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam để thống nhất bề mặt quản lý độ cao công trình. Văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 10, 11 Nghị định này.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng của địa phương phải tuân thủ đúng quy định về độ cao công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 và Điều 11 Nghị định này.
Những công trình, dự án phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình
– Công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và những công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay.
– Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được công bố hoặc cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, địa phương thống nhất với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 và Điều 8 Nghị định này.
– Hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Như vậy, dựa vào nội dung trên thì khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc nghiệm thu công trình cần phải nghiệm thu phần độ cao đã đảm bảo đúng quy định hay chưa, đánh giá đạt mức độ an toàn khi đưa vào sử dụng đã đạt chuẩn tiêu chuẩn.
Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
Căn cứ theo
– Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay. Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
– Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
– Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Dải bay
Các sân bay trên mặt đất, mặt nước đều phải xác định dải bay, kích thước dải bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quy định cụ thể về kích thước dải bay của từng sân bay.
Chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không
– Những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không
+ Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
+ Nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
+ Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
+ Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
– Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình
Như vậy, để đảm bảo sân bay đưa và hoạt động và sử dụng thì khi quy hoạch, tiến hành xây dựng thì phải tuân thủ về độ cao chung của bề mặt các chướng ngại vật và phải có cảnh báo đối với các chướng ngại vật khi độ cao vượt lên khỏi bề mặt giới hạn, nằm ngoài phạm vi lân cận và phụ cận.
Trên đây là bài viết tham khảo về biên bản nghiệm thu sân bay và một số quy định tiêu chuẩn về sân bay mà chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc