Khi nhà xưởng thi công xong thì trước khi được đưa vào hoạt động cần thực hiện việc nghiệm thu nhà xưởng để đảm bảo chất lượng của công trình. Vậy biên bản nghiệm thu nhà xưởng là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu nhà xưởng là gì?
Biên bản nghiệm thu nhà xưởng được lập ra để ghi chép lại quá trình nghiệm thu nhà xưởng, ghi nhận kết quả quá trình thi công và xây dựng đúng tiêu chuẩn hay không
2. Mẫu biên bản nghiệm thu nhà xưởng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———
…., ngày…. tháng…. năm….
BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU NHÀ XƯỞNG
CÔNG TRÌNH NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT THỰC PHẨM/CÔNG NGHIỆP…
(Tùy theo loại hình sản xuất mà mỗi nhà xưởng có một tiêu chuẩn riêng)
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
-Nhà xưởng sản xuất đồ ăn …
-Địa chỉ: …
2.Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a)Người giám sát thi công nhà xưởng …của Chủ đầu tư
b)Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công nhà xưởng
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3.Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : … ngày… tháng … năm …
Kết thúc : …ngày … tháng … năm …
Tại: …
4.Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a)Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
–Đơn xác nhận đã hoàn thành việc thi công nhà xưởng của người phụ trách công trình tại nhà xưởng …
–Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu
–Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
–Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế như: HACC, ISO22000, BRC, IFS, SQF.
b)Về chất lượng lắp đặt thiết bị
–Ngăn ngừa sự nhiễm bẩn khi sản xuất: …
–Thiết kế thuận lợi cho công tác bảo dưỡng, tảy trùng và hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm …..
–Nguyên vật liệu xây dựng: …
–Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm …
–Bảo vệ thực phẩm hiệu quả trước dịch hại từ bên ngoài …
–Tiêu chuẩn về ánh sáng …
–Tiêu chuẩn về thông gió …
c)Các ý kiến khác nếu có …
d)Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5.Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
-Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 3
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu nhà xưởng:
-Ghi rõ thời gian lập biên bản và ngày, tháng, năm lập biên bản;
-Những người tham gia giám sát thi công xây dựng công trình nhà xưởng ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định liên quan đến nghiệm thu nhà xưởng:
4.1. Nghiệm thu công việc xây dựng nhà xưởng:
Trong bước này cơ quan chức năng sẽ thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng như công tác đất, cốt thép, cốt pha và tùy vào tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.
Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp để bảo đảm an toàn.
Kiểm tra hiện trạng về đối tượng nghiệm thu.
Kiểm tra các kết quả thử nghiệm và thực hiện đo lường để xác định chất lượng công trình và khối lượng của công trình.
Đánh giá kết quả công việc, chất lượng đối với từng công việc xây dựng
Lập bản vẽ hoàn công
Đối chiếu các kết quả và so sánh những kết quả trên với thiết kế được kiểm duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng…
4.2. Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
Bước tiếp theo trong quy trình nghiệm thu công trình nhà xưởng đó là nghiệm thu giai đoạn xây lắp.
Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường
Kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
Khi công trình nhà xưởng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, được chấp thuận sử dụng, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu.
4.3. Nghiệm thu hoàn thành công trình nhà xưởng:
Trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu
Với các hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân đường nội bộ, … chủ đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu.
Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu.
Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
4.4. Các bước nghiệm thu công trinh:
-Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
+ Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng
+ Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.
+ Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.
+ Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.
+ Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.
+ Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…
+ Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp.
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.
– Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường như sau:
+ San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng)
+ Thi công xong cọc, móng, các phần ngầm khác.
+ Xây lắp kết cấu thân nhà (xây thô);
+ Thi công cơ điện, hoàn thiện công trình.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
– Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành vào sử dụng:
Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC – Công an Tỉnh.
+ Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường (nếu công trình thuộc loại phải đăng ký môi trường)
+ Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
+ Cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, cấp thoát nước, giao thông…).
+ Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.
– Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.
Như vậy, có thể thấy để đảm bảo việc nhà xưởng được đưa vào hoạt động an toàn thì việc nghiệm thu về chất lượng nhà xưởng là hết sức cần thiệt.