Khi thực hiện xây dựng đường giao thông thì nghiệm thu là hoạt động không thể thiếu, khi tiến hành nghiệm thu nền đường giao thông thì các chủ thể có thẩm quyền phải lập biên bản nghiệm thu nền đường giao thông.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu nền đường giao thông là gì?
Theo quy định tại bộ tiêu chuẩn 9436:2012 về Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu quy định thì nền đường gồm có nền đắp và nền đào, là bộ phận cơ bản của công trình đường ô tô. Nền đường bao gồm toàn bộ phần đào, đắp vật liệu (đào đất hoặc đá; đắp đất, đá hoặc đắp vật liệu khác) trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công) của đường ô tô, trừ phần thuộc kết cấu áo đường. Nền đường giao thông dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể phân thành nền đường thông thường, nền đường đặc biệt, nền đắp, nền đắp đất, nền đắp đá, nền nửa đào, nửa đắp,…
Biên bản nghiệm thu nền đường giao thông là văn bản được lập ra khi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động nhiệm thu nền đường giao thông.
Biên bản nghiệm thu nền đường giao thông được dùng để ghi chép lại hoạt động nghiệm thu nền đường giao thông, kiểm tra chất lượng, yêu cầu kĩ thuật… của nền đường giao thông. Trong biên bản thể hiện các nội dung như chủ thể tiến hành nghiệm thu, địa điểm, vị trí nghiệm thu, các tiêu chuẩn nghiệm thu,…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu nền đường giao thông và soạn thảo biên bản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———-
….., ngày….tháng….năm….
BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU NỀN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
Nền đường dành cho phương tiện giao thông đường bộ tại đường …… (1)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công công trình nền đường giao thông tại địa chỉ …….. của Chủ đầu tư (2)
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công công trình nền đường (3)
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3. Thời gian nghiệm thu : (4)
Bắt đầu : ……. ngày…… tháng…… năm……
Kết thúc : …….. ngày…… tháng…… năm……
Tại: ……
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành công trình làm nền đường dành cho phương tiện giao thông đường bộ của người phụ trách công trình tại đường……
– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436 : 2012 nền đường ô tô – thi công và nghiệm thu
b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị
– Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước các yếu tố hình học như trong thiết kế. Sai số cho phép được quy định như sau:
Yếu tố | Loại và cấp hạng đường | Cách kiểm tra | ||
Đường cao tốc cấp I, II, III | Đường cấp IV, V, VI | |||
1. Bề rộng đỉnh nền | Không được nhỏ hơn thiết kế | Không được nhỏ hơn thiết kế | 50 m dài đo kiểm tra một vị trí. | |
2. Độ dốc ngang và độ dốc siêu cao (%) | ± 0,3 | ± 0,5 | Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang bằng máy thủy bình. | |
3. Độ dốc ta luy (%) | Không được dốc hơn thiết kế+10 (*) | Không được dốc hơn thiết kế +15 (*) | Cứ 20 m đo một vị trí bằng các loại máy đo đạc. | |
4. Vị trí trục tim tuyến (mm) | 50 | 100 | Cứ 50 m kiểm tra một điểm và các điểm TD (***), TC (****) của đường cong. | |
5. Cao độ trên mặt cắt dọc (mm) | +10; -15 (+10; -20) (**) | +10; -20 (+10; -30) (**) | Tại trục tim tuyến. Cứ 50 m kiểm tra một điểm. | |
6. Độ bằng phẳng mặt mái ta luy đo bằng khe hở lớn nhất dưới thước 3 m– Mái ta luy nền đắp (mm) – Mái ta luy nền đào (mm) | 30 50 | 50 80 | – Không áp dụng cho mái ta luy đá.– Trên cùng một mặt cắt ngang, đặt thước 3 m rà liên tiếp trên mặt mái ta luy để phát hiện khe hở lớn nhất – Cứ 20 m kiểm tra một mặt cắt ngang. | |
7. Các loại rãnh không xây đá hoặc chưa gia cố: | ||||
– Cao độ đáy rãnh (mm) | +0, -20 | +0, -30 | Cứ 50 m đo cao độ hai điểm bằng máy thủy bình | |
– Kích thước mặt cắt | Không nhỏ hơn thiết kế | Không nhỏ hơn thiết kế | Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang |
– Mặt mỗi lớp đất đắp nền đường và mặt trên cùng của nền đường sau thi công (cả với nền đào và nền đắp) phải đạt được độ bằng phẳng qui định dưới đây:
+ Đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, độ bằng phẳng phải đạt mức 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm;
+ Đối với đường ô tô các cấp khác, độ bằng phẳng phải đạt mức 70% số khe hở đo được dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm.
– Loại đất và sức chịu tải của vật liệu làm nền đường phải thỏa mãn các yêu cầu qui định tại điều 5. Nền đường phải đạt độ chặt đầm nén như sau:
Loại và bộ phận nền đường | Phạm vi độ sâu tính từ đáy áo đường trở xuống (cm) | Độ chặt K của nền đường | ||||
Đường cao tốc | Đường cấp I đến cấp IV | Đường cấp V đến cấp VI | ||||
Nền đắp | Khi áo đường dày trên 60cm | 30 | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | |
Khi áo đường dày dưới 60cm | 50 | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | ||
Bên dưới chiều sâu nói trên | Cho đến hết thân nền đắp (trường hợp vật liệu mới đắp). | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | ≥ 0,93 | ||
Đất nền tự nhiên(*) | Cho đến 80 | ≥ 0,93 | ≥ 0,90 | |||
Cho đến 100 | ≥ 0,95 | |||||
Nền đào và không đào không đắp (nền thiên nhiên (**)) | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | |||
30 đến 80 | ≥ 0,93 | ≥ 0,90 | ||||
30 đến 100 | ≥ 0,95 | |||||
(*) Trường hợp này là trường hợp nền đắp thấp khu vực tác dụng có một phần nằm vào phạm vi đất nền thiên nhiên;(**) Nếu nền thiên nhiên không đạt độ chặt yêu cầu ở Bảng 2 thì phải đào phạm vi không đạt rồi đầm nén lại cho đạt yêu cầu. |
– Vật liệu nền đường: Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất như sau:
Phạm vi nền đường tính từ đáy áo đường trở xuống | Sức chịu tải (CBR%) tối thiểu | ||
Nền cho đường cao tốc, cấp I, cấp II | Nền cho đường cấp III, cấp IV có sử dụng mặt đường cấp cao A1 | Nền cho đường các cấp khác không sử dụng mặt đường cấp cao A1 | |
Nền đắp– 30 cm trên cùng – Từ 30 cm đến 80 cm – Từ 80 cm đến 150 cm – Từ 150cm trở xuống Nền không đào, không đắp và nền đào – 30 cm trên cùng – Từ 30 cm đến 100 cm với đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III và đến 80 cm với đường các cấp khác | 8 5 4 3 8 5 | 6 4 3 2 6 4 | 5 3 3 2 5 3 |
c) Các ý kiến khác nếu có…………..
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5. Kết luận:
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi rõ địa chỉ của đường có sử dụng nền đường.
(2) Ghi tên người giám sát thi công công trình nền đường giao thông
(3) Ghi tên người phụ trách kỹ thuật
(4) Ghi thời gian tiến hành, kết thúc nghiệm thu và địa điểm tiến hành nghiệm thu
3. Quy định về hoạt động nghiệm thu nền đường:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 về Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu quy định về kiểm tra và nghiệm thu sau khi hoàn thành nền đường gồm các nội dung sau:
Sau khi hoàn thành một đoạn nền đường và trước khi nghiệm thu đoạn đó phải khôi phục lại vị trí tuyến và các mốc cao độ chủ yếu để phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra nghiệm thu và cũng để làm cơ sở thi công các hạng mục khác. Việc khôi phục tuyến phải được thực hiện theo các quy định nhưng trên các đoạn đường thẳng khoảng cách các vị trí khôi phục có thể tăng lên 50 m.
Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải:
– Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các cách đã qui định để sửa chữa hoàn thiện khiếm khuyết. Nếu phải đắp bù, bề dầy lớp đắp bù ít nhất phải là 10 cm (cần bù ít hơn thì phải xáo xới phía dưới cho đủ 10 cm). Việc bù phụ lề phải đảm bảo liên kết tốt với phần lề đã đắp. Quan sát bằng mắt, các đoạn nền đường đã hoàn thành phải chuyển tiếp đều đặn, không lồi lõm, không gãy khúc kể cả về bề rộng và mái ta luy.
– Nhà thầu cũng phải chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến các biên bản kiểm tra nghiệm thu các công trình ẩn dấu và các biên bản kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công.
– Phải dọn sạch sẽ hiện trường thi công theo yêu cầu quy định và dọn các đống đất thừa vi phạm quy định
Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu một đoạn nền đường phải được thực hiện với các nội dung sau:
– Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
– Kiểm tra các yếu tố hình học với cách kiểm tra tương ứng qui định tại Bảng 1 của Bộ tiêu chuẩn
– Kiểm tra chất lượng trồng cây, cỏ gia cố mái ta luy theo quy định tại 10.2.5 của tiêu chuẩn và kiểm tra tầng phòng hộ xếp khan hoặc xây vữa theo quy định tại 10.3.9. của tiêu chuẩn
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy một số nội dung chưa đạt yêu cầu, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.
Trường hợp có nghi ngại về chất lượng vật liệu đắp và chất lượng đầm nén hoặc chất lượng móng các hạng mục ẩn dấu thì khi kiểm tra nghiệm thu có thể thực hiện lại các nội dung như kiểm tra trong quá trình thi công qui định tại 12.2 nhưng phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình đặc biệt.
Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình nền đường không qui định trong tiêu chuẩn này, việc kiểm tra nghiệm thu ở mọi bước phải tuân thủ các quy định của chỉ dẫn kĩ thuật trong hồ sơ thiết kế.
Như vậy, có thể thấy hoạt động nghiệm thu nền đường giao thông do các cán bộ giám sát thi công, kỹ thuật thi công trực tiếp, nhà thầu,… tiến hành. Khi tiến hành nghiệm thu nền đường giao thông cần tuân thủ các tiêu chuẩn liệt kê ở trên, như các yêu cầu trước khi tiến hành nghiệm thu, các yêu cầu khi thực hiện nghiệm thu,… khi đó hoạt động nghiệm thu mới đem lại hiệu quả tốt nhất.