Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước phải được công khai và có sự thông qua của các bên giám sát, bên kỹ thuật thi công công trình, và được lập thành nhiều bản để đảm bảo cho việc giám sát và theo dõi quá trình nghiệm thu hệ thống nước của các bên.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước là gì?
Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước là mẫu biên bản do các bên giám sát công trình lập ra để ghi chép lại quá trình nghiệm thu hệ thống nước. Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước phải nêu được các nội dung như thông tin của các thiết bị hay cụm thiết bị được nghiệm thu, thông tin về các bên giám sát, nội dung nghiệm thu hệ thống thoát nước, kết luận của các bên giám sát đối với quá trình nghiệm thu,…..
Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước là văn bản chứa đựng những thông tin về thông tin của các thiết bị hay cụm thiết bị được nghiệm thu, thông tin về các bên giám sát, nội dung nghiệm thu hệ thống thoát nước, kết luận của các bên giám sát đối với quá trình nghiệm thu,…..Biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước phải được công khai và có sự thông qua của các bên giám sát, bên kỹ thuật thi công công trình, và được lập thành nhiều bản để đảm bảo cho việc giám sát và theo dõi quá trình nghiệm thu hệ thống nước của các bên.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———-
Địa danh ngày….tháng….năm….
BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
CÔNG TRÌNH….
1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
Hệ thống thoát nước tại công trình…
Địa chỉ: …
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng hệ thống thoát nước cũng như toàn bộ công trình …..tại……
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng hệ thống thoát nước……
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : . ngày……. thán… năm…….
Kết thúc : .. ngày…. tháng……… năm……….
Tại: ………
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống thoát nước trong công trình…….. của người phụ trách công trình
– Đơn xin nghiệm thu hệ thống thoát nước của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
– Tiêu chuẩn việt nam: tcvn 4519 : 1988 về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – quy phạm thi công và nghiệm thu.
b) Về chất lượng công trình
– Độ lệch cho phép về kích thước kết cấu xây dựng trong quá trình thi công hệ thống kỹ thuật vệ sinh bằng phương pháp công nghiệp hoá, không được vượt quá các trị số qui định trong bảng 1.
– Kích thước lỗ và rãnh để đặt ống trong nhà nếu không có trong thiết kế được quy định trong bảng 2
– Tiêu chuẩn ống ren: Khi dùng ống có ren hình côn bên ngoài để vận chuyển các chất có áp suất tiêu hước ren được quy định dưới đây
Đường kính trong của ống (mm)
Đường kính ngoài của ống (mm)
Độ dài làm việc của ren ( không có vòng ren cuối) (mm)
Độ dài ren từ đầu ống đến mặt phẳng cơ bản (mm)
c) Các ý kiến khác nếu có…
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
Kết luận:
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước:
Phần nội dung của biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước phải cung cấp được những nội dung như sau: Thiết bị hay cụm thiết bị được nghiệm thu, thành phần trực tiếp nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện, kết luận. Cuối biên bản nghiệm thu hệ thống thoát nước thì các bên giám sát thi công xây dựng và bên kỹ thuật thi công ký, ghi rõ họ tên, chức vụ.
4. Quy định về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch:
Căn cứ vào những quy định tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
Nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
4.1. Nguyên tắc hoạt động và chính sách phát triển ngành nước:
Theo Điều 3, Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch ta thấy được những nguyên tắc và chính sách phát triển ngành nước. Nhà nước ta đã đặt ra những chính sách để có thể phát triển ngành nước trong cả nước. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm tuân thủ những nguyên tắc đó.
“1. Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn.
2. Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, dịch vụ văn minh và kinh tế cho nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
3. Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
4. Ưu tiên khai thác nguồn nước để cấp nước cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng.
5. Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm và áp dụng các công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác nhau.
6. Khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển và quản lý hoạt động cấp nước.”
4.2. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước:
+ Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước.
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước.
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.
+ Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.
+ Trộm cắp nước.
+ Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.
+ Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
+ Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan.
+ Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước.
4.3. Nội dung quy hoạch cấp nước đô thị:
Tùy theo đặc điểm, quy mô của từng đô thị, quy hoạch cấp nước đô thị bao gồm những nội dung sau đây: (Điều 24)
+ Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị lập quy hoạch và mối quan hệ với các vùng có liên quan.
+ Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước: nguồn khai thác, công suất, hiệu suất khai thác, chất lượng nước sạch, áp lực nước, tính liên tục của dịch vụ, tỷ lệ đấu nối, tỷ lệ thất thoát thất thu và đánh giá tình trạng các công trình, mạng lưới đường ống cấp nước.
+ Điều tra, khảo sát và đánh giá trữ lượng, chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm và khả năng khai thác cho cấp nước.
+ Đánh giá, dự báo sự phát triển kinh tế – xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Xác định các chỉ tiêu cấp nước cho các mục đích sử dụng, nhu cầu cấp nước theo giai đoạn quy hoạch.
+ Xác định khả năng liên hệ vùng về cấp nước.
+ Lựa chọn nguồn cấp nước, điểm lấy nước; xác định vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước cho từng giai đoạn và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước.
+ Xác định cấu trúc mạng lưới đường ống cấp nước; phân vùng cấp nước, tính toán mạng cấp I, mạng cấp II cho từng giai đoạn quy hoạch, xác định các điểm đấu nối giữa mạng cấp I và mạng cấp II.
+ Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư.
+ Đề xuất các quy định bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước.
+ Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
+ Đánh giá tác động môi trường.
Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương ưu tiên quỹ đất cho việc xây dựng các công trình cấp nước dựa trên nhu cầu thực tế và yêu cầu phát triển từng giai đoạn theo quy hoạch cấp nước đã được phê duyệt. Chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở đồ án quy hoạch cấp nước đã được phê duyệt tổ chức quản lý, bảo vệ quỹ đất đã được xác định phục vụ cho các công trình cấp nước.