Khi tiến hành nghiệm thu hệ thống camera thì cần lập thành biên bản nghiệm thu hệ thống camera. Vậy biên bản nghiệm thu hệ thống camera là gì? Biên bản nghiệm thu hệ thống camera bao gồm những nội dung gì và cách thức soạn thảo ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu hệ thống camera. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera nêu rõ các thông tin về thiết bị được nghiệm thu, thành phần nghiệm thu, đánh giá…
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu hệ thống camera. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera là cơ sở để đánh giá hệ thống camera được nghiệm thu.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
….………., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ ………………….
NGHIỆM THU HỆ THỐNG CAMERA
CÔNG TRÌNH: NGÂN HÀNG…….
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu: (1)
Hệ thống Camera tại chi nhánh số ………. Ngân hàng………………..
Địa chỉ: ……
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: (2)
a) Người giám sát lắp đặt hệ thống Camera tại chi nhánh số……….. Ngân hàng …………..
b) Người phụ trách kỹ thuật trực tiếp lắp đặt hệ thống Camera của Nhà thầu thi công xây dựng Ngân hàng……………..
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3. Thời gian nghiệm thu: (3)
Bắt đầu : ………. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc: ……….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: …
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện: (4)
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành lắp đặt hệ thống Camera tại Ngân hàng ……….. của người phụ trách công trình
– Đơn xin nghiệm thu hệ thống Camera của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
b) Về chất lượng hệ thống:
Toàn bộ thiết bị bàn giao mới 100%, nguyên đai, nguyên kiện, theo tiêu chuẩn của nhà sả xuất
Quy cách, phẩm chất, ký mã hiệu, đặc tính của thiết bị đúng như mô tả trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cũng như chủng loại đúng như trong hợp đồng đã ký kết
c) Lắp đặt và chạy thử, hướng dẫn cách sử dụng
Bên lắp đặt hệ thống đã tổ chức lắp đặt hoàn chỉnh, chạy thử và bàn giao vật tư thiết bị đảm bảo kỹ thuật và đúng yêu cầu của bên phía Ngân hàng
d) Bảo hành
Bên lắp đặt đã tiến hành cử chuyên viên kỹ thuật xuống lắp đăt và hướng dẫn một số công việc cơ bản của việc vệ sinh và lắp đặt camera và các vật tư thiết bị nêu trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Các thiết bị sẽ được bảo hành theo đúng khoảng thời gian đã nêu trong hợp đồng kinh tế hai bên đã ký kết. Bên B thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị đã cung cấp trong thời gian bảo hành.
c) Các ý kiến khác nếu có…………..
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
Kết luận: (5) (5): Điền kết luận
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền thiết bị/ cụm thiết bị được nghiệm thu
(2): Điền thành phần trực tiếp nghiệm thu
(3): Điền thời gian nghiệm thu
(4): Điền đánh giá công việc xây dựng
4. Quy định về hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc:
– Hệ thống camera giám sát giao thông: Hỗ trợ người vận hành quan sát hình ảnh giao thông từ xa trên các màn hình hoặc lưới màn hành hình khổ lớn tại trung tâm quản lý điều hành giao thông; cung cấp hình ảnh video giao thông cho các tổ chức và công chúng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
– Hệ thống camera giám sát giao thông (Điều 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10850: 2015)
– Hệ thống cung cấp hình ảnh trực quan về tình hình tuyến đường và lưu thông trên tuyến xung quanh vị trí đặt camera giúp cho người vận hành nắm rõ tình hình giao thông trên tuyến đường. Các camera giám sát giao thông được sử dụng với các mục đích:
+ Quan sát trực quan dòng lưu thông và phát hiện các tai nạn, sự cố khi xảy ra trên tuyến;
+ Phát hiện bằng mắt những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết khi có sương mù, mưa lớn, gió bão, lũ lụt, sạt lở để đưa ra các cảnh báo cho người lái xe đề phòng tai nạn;
+ Thu thập dữ liệu hình ảnh dùng để xử lý tự động bởi bộ phân tích hình ảnh của hệ thống dò xe.
– Các vị trí cần bao phủ theo dõi của hệ thống camera gồm:
+ Các điểm vào/ra, các điểm giao cắt của tuyến đường cao tốc với các tuyến khác;
+ Những đoạn đường có nguy cơ xảy ra sự cố và tắc nghẽn giao thông cao, điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt hoặc sạt lở;
+ Dọc các đoạn, tuyến đường cao tốc huyết mạch từ cấp 100 trở lên theo quy định trong TCVN 5729:2012.
– Cấu trúc thiết kế hệ thống camera
+ Camera theo dõi được lắp đặt tại các điểm vào/ra, các điểm giao cắt lập thể, các điểm thường có nguy cơ xảy ra sự cố, các đoạn trên dọc tuyến chính cần dùng loại quan sát toàn cảnh có khả năng điều khiển quay quét từ xa (PTZ).
+ Camera được lắp đặt vừa để giám sát giao thông vừa để phục vụ mục đích dò xe bằng hình ảnh cần dùng loại có góc nhìn cố định.
+ Thiết bị camera được lắp đặt bên đường trên các kết cấu cơ khí (cột tay vươn hoặc giá long môn) cho phép quan sát được hình ảnh giao thông tối ưu nhất, liên tục 24/24 giờ trong mọi điều kiện thời tiết. Tại vị trí lắp đặt cần có thiết kế bảo đảm nguồn điện chính và điện dự phòng, mạng truyền dẫn dữ liệu hình ảnh của camera về Trung tâm QLĐHGT.
+ Tại Trung tâm QLĐHGT, các dữ liệu hình ảnh truyền về được tự động ghi lưu, giải mã, hiển thị trên các màn hình theo dõi và đồng thời có thể được tự động xử lý để đưa ra các dữ liệu dò xe theo yêu cầu.
+ Các thiết bị chính của hệ thống điều khiển camera có thể được lắp đặt gồm: Thiết bị giải mã; Thiết bị chuyển mạch; Bộ điều khiển trung tâm; Thiết bị ghi hình; Máy chủ video, quản lý camera; Các thiết bị phụ trợ khác.
+ Hình ảnh của các camera giám sát giao thông phải được ghi hình liên tục 24/24 giờ trong ngày. Dung lượng bộ nhớ lưu trữ cần được tính toán thiết kế để đảm bảo việc lưu giữ hình ảnh trong thời gian tối thiểu 30 ngày.
+ Sử dụng các camera IP để có thể theo dõi hình ảnh và điều khiển từ xa qua hệ thống mạng truyền dẫn kỹ thuật số với giao thức tiêu chuẩn của cộng đồng công nghiệp mở ONVIF.
* Hệ thống giám sát thiết bị
– Hệ thống giám sát thiết bị thực hiện tích hợp thông tin trợ giúp theo dõi tổng thể hoạt động của tất cả các loại thiết bị có trong hệ thống GSĐHGT gồm:
+ Thiết bị chuyển mạch và mạng của hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số;
+ Thiết bị camera và bộ lưu trữ hình ảnh của hệ thống theo dõi giao thông;
+ Thiết bị đo và bộ xử lý dữ liệu của hệ thống dò xe;
+ Thiết bị cân động của hệ thống kiểm tra tải trọng xe;
+ Biển báo thông tin điện tử (VMS) và các thiết bị khác của hệ thống cung cấp thông tin;
+ Thiết bị biển báo điện tử dùng để điều khiển giao thông;
+ Thiết bị điện thoại, tổng đài, trạm phát
+ Thiết bị máy chủ dịch vụ xử lý dữ liệu;
+ Thiết bị cấp nguồn (ắc quy UPS, nguồn năng lượng mặt trời);
+ Thiết bị giám sát nguồn điện và môi trường hoạt động;
+ Thiết bị của hệ thống thu phí;
+ Thiết bị của hệ thống thông tin thời tiết;
+ Thiết bị điều khiển của hệ thống đèn tín hiệu vào đường cao tốc;
+ Các thiết bị khác.
* Nguyên tắc hoạt động của hệ thống (Điều 6 quốc gia TCVN 10850:2015)
– Giám sát, điều khiển giao thông
– Việc quản lý vận hành và kiểm soát giao thông đường cao tốc được thực hiện với sự trợ giúp của hệ thống GSĐHGT theo quy trình cơ bản gồm 3 bước:
+ Giám sát thu thập thông tin theo các phương thức thủ công hoặc kết hợp với sự trợ giúp của thiết bị thông qua các hoạt động/phương tiện kỹ thuật sau:
– Tuần tra, tuần đường, tuần kiểm trên đường cao tốc;
– Giám sát thủ công tại các trạm thu phí, nút giao cắt vào ra đường cao tốc;
– Tiếp nhận thông tin sự cố tại Trung tâm QLĐHGT từ mọi nguồn liên lạc gọi khẩn cấp;
– Theo dõi bằng mắt hình ảnh giao thông qua hệ thống camera và màn hình hiển thị;
– Dò phát hiện sự kiện tự động qua hình ảnh;
– Dò đếm lưu lượng xe, phân tích tình trạng giao thông;
– Quan trắc/cảm biến thời tiết trên đường;
– Các hình thức khác.
+ Xử lý thông tin thu thập để thiết lập dữ liệu sự kiện như khi phát hiện có sự cố xe (tai nạn, hỏng xe), sự cố đường (có chướng ngại vật, đường sụt lún,…), ùn tắc giao thông, thời tiết nguy hiểm (mưa to, gió mạnh, sương mù,…) hoặc có kế hoạch thi công bảo trì/bảo dưỡng đường.
+ Khai thác các thông tin thu thập để dùng vào các hoạt động điều hành giao thông, gồm:
– Công bố các thông tin sự kiện hoặc hướng dẫn giao thông qua các biển báo giao thông điện tử, đài phát thanh FM và qua các phương tiện khác (nếu có);
– Thông tin liên lạc với các đơn vị phối hợp để thực hiện cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp có sự cố, tai nạn;
– Điều khiển hạn chế giao thông trên tuyến đường cao tốc như đóng đường, đóng làn, thay đổi tốc độ giới hạn cho phép.
– Lưu đồ cơ bản về quy trình giám sát, điều khiển giao thông như trình bày trong Hình 2.
– Hệ thống phải được phân quyền bảo mật để chỉ những người có quyền hạn, trách nhiệm mới được phép thiết lập hoặc dỡ bỏ các quy định hạn chế giao thông trong phạm vi thẩm quyền cho phép.